Không muốn con nhập viện vì bệnh mùa nóng, mẹ phải nắm chắc 6 nguyên tắc "bất di bất dịch" sau

Mùa hè là thời điểm bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chú ý các biện pháp phòng tránh các căn bệnh trong mùa hè cho trẻ nhỏ để bảo vệ sức khỏe cho con.

Ăn chín uống sôi

Vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt quan trọng trong mùa hè để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...).

Vệ sinh thân thể sạch sẽ

Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; không để trẻ gãi hay "giết" rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.

Đừng quên tiêm phòng

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

Bổ sung đủ nước

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.

Diệt bọ gậy tránh muỗi sinh sản

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ.

- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.

Những điều cha mẹ tuyệt đối lưu ý:

-    Bố mẹ phải theo dõi và phát hiện kịp thời những bất thường của con. Nhiều trường hợp chỉ sốt 380C đã bị co giật. Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng trẻ đang co giật, hạt chanh có thể vào đường thở, rất nguy hiểm làm trẻ lộn đường thở.

-    Nặng nhất trong mùa này là viêm màng não, nhiễm huyết não mô cầu. Dấu hiệu lâm sàng: sốt, rã rượi, nhức đầu, cổ gượng, thóp phồng (ở trẻ nhỏ), co giật lơ mơ, có dấu thần kinh định vị. Cần được chẩn đoán sớm để tránh những tổn thương não bộ. 

-    Lưu ý trong mùa nắng vẫn có bệnh sốt xuất huyết, cần diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường sống. Khi thấy trẻ đến ngày thứ ba vẫn sốt, tay có chấm xuất huyết dưới da thì phụ huynh phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Chú ý cho con uống nước nhiều trong khi sốt. 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang