Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

(lamchame.vn) - Cách đây 3 tháng, vụ việc 8 công an ở tỉnh Hưng Yên bị phơi nhiễm HIV khi bắt tội phạm ma túy đã khiến dư luận vô cùng bức xúc vì sự manh động của những đối tượng này. Tuy nhiên, mới đây ở Thanh Hóa tiếp tục có 3 chiến sĩ công an tiếp tục bị phơi nhiễm khi giải cứu kẻ trộm chó.

Thông tin từ công an Thanh Hóa cho biết, ngày 1/10 người dân thôn 9, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn , tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang 2 đối tượng trộm chó là  Nguyễn Viết Thư (SN 1987, trú xã Thiệu Vận) và Lê Hữu Hiếu (SN 1985, trú xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa). Hơn 100 người dân đã vây đánh tập thể 2 đối tượng này. Nhận được tin báo, công an huyện Triệu Sơn đã có mặt giải cứu và đưa 2 đối tượng đi cấp cứu. Trong quá trình giải cứu, 3 chiến sĩ công an đã tiếp xúc và dính máu của đối tượng. Kết quả xét nghiệm máu của 2 đối tượng trộm cho cho thấy cả 2 đều nhiễm HIV. Công an huyện Triệu Sơn đã đưa 3 chiến sĩ đi khám và điều trị, xử lý chống phơi nhiễm HIV.

3 chiến sĩ công an đã bị phơi nhiễm HIV trong quá trình giải cứu 2 tên trộm chó này

Việc tiếp xúc với người có HIV dẫn đến bị phơi nhiễm HIV là chuyện không chỉ các chiến sĩ công an phải đối diện mà ngay cả những người dân thường cũng có nguy cơ mắc phải. Bởi theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Thực tế có những người bị nhiễm HIV không phải từ tình dục không an toàn. Đôi khi chỉ là làm chung 1 dụng cụ làm móng, sử dụng chung dao cạo râu hay tay có vết thương mà tiếp xúc với máu của người có HIV. Ranh giới bị phơi nhiễm rất mong manh.  Tuy nhiên làm gì khi mình bị phơi nhiễm thì không phải ai cũng biết. Sau đây là quy trình chuẩn xử lý khi bị phơi nhiễm HIV của Bộ Y tế.

Trước hết hãy  Xử lý vết thương tại chỗ bằng cách rửa dưới vòi nước, không nặn bóp vết thương mà để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 % và xúc miệng bằng NaCl 0,9 % nhiều lần.  

Nhanh chóng đến các trung tâm y tế dự phòng các cơ sở y tế chuyên trách để tiến hành làm xét nghiệm màu và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc. Nếu kết quả âm tính thì điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong bốn tuần và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC.

Trong quá trình uống thuốc ARV bạn sẽ không cần kiêng kem về ăn uống. Cần nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần thoải mái. Sau khi uống thuốc ARV theo đúng đơn do bác sĩ cung cấp bạn cần tái khám để có thể chắc chắn mình đã an toàn.

Thuốc ARV điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV

 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang