Làm sao để khai thác năng khiếu của con ngay từ khi còn nhỏ

(lamchame.vn) - Nhiều trẻ nhỏ sinh ra đã có năng khiếu bẩm sinh vềmột số lĩnh vực nào đó. Những tài năng này nếu được phát hiện sớm và bồi dưỡng đúng cách sẽ nhanh chóng phát triển khi con lớn lên.

Khoa học đã chứng minh rằng, tài năng về những lĩnh vực như âm nhạc, mỹ thuật, múa, hát,... đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố bẩm sinh. Những tài năng này nếu được phát hiện sớm và bồi dưỡng đúng cách sẽ nhanh chóng phát triển khi con lớn lên. Một số gia đình do không khai thác năng khiếu của con ngay từ khi còn nhỏ đã khiến chúng phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát huy tiềm năng của chính bản thân mình.

Để khai thác năng khiếu của con ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần phải chú ý quan sát con thật kỹ ngay từ khi con mới sinh ra, sự quan sát này không chỉ ở hình dạng cơ thể mà còn ở từng chi tiết hành động dù là nhỏ nhất.

Tài năng của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố di truyền hình ảnh

Tài năng của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố di truyền. Ảnh: Internet.

Một số dấu hiệu chứng tỏ con có năng khiếu ở lĩnh vực nào đó

1. Trẻ có năng khiếu về âm nhạc

Những trẻ có năng khiếu về âm nhạc thường rất thích thú với các loại âm thanh, đặc biệt là âm thanh của các nhạc cụ. Những trẻ này thường có thể nhận biết các loại âm thanh vô cùng nhạy bén từ khi mới được khoảng một tháng tuổi, thể hiện qua việc ngưng quấy khóc khi phát thể loại nhạc mà chúng ưa thích. Trẻ có năng khiếu về âm nhạc có ngón tay khá dài, nhất là ngón trỏ và ngón út. Chúng có thể phát âm các nguyên âm a, e, i, o, u từ sau 3 tháng tuổi và khi được khoảng 1 tuổi thì có thể tập trung hoàn toàn vào giai điệu của các ca khúc cũng như phản ứng rất tốt với những ca khúc vui, buồn,...

Trẻ có năng khiếu về âm nhạc hình ảnh

Trẻ có năng khiếu về âm nhạc. Ảnh: Internet.

2. Trẻ có năng khiếu về múa, thể thao

Những trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực thể thao hay múa thường hiếu động, hoạt bát, phản ứng nhanh. Không chỉ thế, chúng còn nhanh biết lẫy, biết đứng, biết đi hơn những đứa trẻ cùng trang lứa. Ngoài ra, trẻ có năng khiếu về thể thao còn có cơ thể khá khỏe mạnh, ít ốm đau, chân tay dẻo dai và vô cùng linh hoạt.

Những trẻ có năng khiếu về múa thường có cấu tạo cổ, đùi và cánh tay khá dài, mỗi khi nghe các giai điệu hay động tác mà chúng ưa thích thì đều có thể bắt chước ngay lập tức.

Trẻ có năng khiếu về múa, thể thao hình ảnh

Trẻ có năng khiếu về múa, thể thao. Ảnh: Internet.

3. Trẻ có năng khiếu về hội họa

Những trẻ có năng khiếu về hội họa thường thể hiện sự hứng thú với tranh ảnh và màu sắc từ rất sớm. Chúng có thể tập trung rất lâu vào những đồ vật có màu sắc khác nhau, và có khả năng quan sát cũng như bắt chước đối tượng rất tốt.

Trẻ có năng khiếu về hội họa hình ảnh

Trẻ có năng khiếu về hội họa. Ảnh: Internet.

4. Trẻ có năng khiếu về văn học, toán học

Những trẻ có năng khiếu về văn học hay toán học cần phải đợi đến khi biết đi hoặc biết nói mới có thể phát hiện ra được. Biểu hiện của những trẻ có năng khiếu về văn học thường là thích được nghe hát ru, sớm biết lạ, biết theo,... Những trẻ này cũng thường biết nói nhanh hơn những đứa trẻ cùng tuổi, mới biết nói đã có thể phát âm chuẩn xác, đúng ngữ pháp và có trí nhớ vô cùng tốt. Việc trẻ có trí nhớ tốt có thể được thể hiện qua việc trẻ có khả năng kể lại một câu chuyện đã được nghe trên lớp một cách lưu loát và rành mạch hay trẻ có thể đọc thơ, hát ngay cả khi không biết chữ,...

Đối với những trẻ có tài năng toán học, chúng có thể đếm đến hàng trăm từ khi mới tập nói, có thể công, trừ, nhân, chia số nguyên đến hàng trăm từ khi chưa vào lớp Một, có thể phân biệt sơ đẳng lớn-nhỏ, ngắn-dài, nhiều-ít,... Đặc biệt, những trẻ này cũng thường có khả năng chơi cờ vua, giải câu đố hay ô ăn quan,... từ rất sớm và chơi rất giỏi.

Trẻ có năng khiếu về văn học, toán học hình ảnh

Trẻ có năng khiếu về văn học, toán học. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, những trẻ thường hay cười và phát ra nụ cười lớn, cười giòn tan cũng thường thông minh hơn những trẻ bình thường. Đây là một dấu hiệu vô cùng quan trọng để đánh giá trí tuệ cũng như sự phát triển về tình cảm của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan sát kỹ và đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào.

Những đặc điểm của trẻ thông minh

- Phát triển ngôn ngữ rất sớm, có thể tận dụng từ ngữ tạp không tương đồng với tháng sinh.

- Có trí nhớ tốt, có khả năng nhận biết rất nhanh và nhớ rất lâu những với những sự vật, sự việc đã từng tiếp xúc.

- Ham hiểu biết, có trí tò mò và hứng thú với những gì diễn ra xung quanh hàng ngày. Nhạy cảm với những sự vật, sự việc xảy ra xung quanh, đồng thời có thể tập trung rất sâu vào một đối tượng hay hiện tượng nào đó. Không chỉ tập trung quan sát, những trẻ này còn có khả năng phân tích và đánh giá những sự vật, sự việc vô cùng nhạy bén.

- Thường đi trước về khả năng lý giải các mối quan hệ, có năng lực phán đoán và phân tích tốt.

- Có biểu hiện hứng thú mãnh liệt với những sắc thái, hình dạng, khung cảnh, giai điệu, tiết tấu,...

Những đặc điểm của trẻ thông minh hình ảnh

Những đặc điểm của trẻ thông minh. Ảnh: Internet.

Trên thực tế, sự thông minh của trẻ không chỉ dựa trên yếu tố di truyền từ cha mẹ mà còn chịu tác động rất lớn từ môi trường sống cũng như cách giáo dục của người lớn. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan sát và bồi đắp, giúp trẻ phát huy tối đa được tiềm năng của mình.

Giải pháp giúp trẻ thông minh hơn

- Tận dụng nguồn sữa mẹ làm nguồn dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Thời kỳ trẻ thơ là giai đoạn trí thông minh của trre phát triển mạnh mẽ nhất, do đó, cần bổ sung các thành phần dinh dưỡng đầy đủ, tránh để trẻ mắc bệnh tật để đại não và trí tuệ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

- Từng bước huấn luyện và nâng cao năng lực quan sát, năng lực đánh giá cũng như năng lực lý giải cho trẻ, đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng năng lực tư duy, khai thác năng khiếu của con ngay từ khi còn nhỏ.

- Tạo sự hứng thú và kích thích thói ham học hỏi, ham tìm hiểu của trẻ từ khi còn nhỏ. Luôn luôn bảo vệ lòng hiếu kỳ và sự nhiệt tình học tập của chúng.

- Tích cực đưa trẻ ra ngoài đi chơi để chúng được mở rộng tầm mắt, tăng thêm vốn kiến thức. Khuyến khích trẻ giao lưu với bạn bè và mở rộng các mối quan hệ xã hội.

- Bồi dưỡng thói quen sinh hoạt và rèn luyện phong cách cư xử đúng mực ngay từ khi còn bé.

Giải pháp giúp trẻ thông minh hơn hình ảnh

Giải pháp giúp trẻ thông minh hơn. Ảnh: Internet.

Xem thêm:

Vai trò quan trọng của các ông bố trong những năm đầu đời của trẻ

Những cách dạy con có thể chính là tấm gương phản chiếu những sai lầm của bố mẹ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang