Rau ngót (tên khoa học: Sauropus androgynus) là một loại rau thuộc họ Phyllanthaceae, được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á. Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2m. Lá cây rau ngót thường có hình bầu dục, màu lục thẫm, thường mọc so le và có cuống lá. Rau ngót thường có phiến lá mỏng, láng và không thấm nước.
Tại Việt Nam, rau ngót được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Rau ngót sau khi thu hoạch có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y hoặc dùng để làm rau ăn. Đặc biệt, trong rau ngót cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lành tính và đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g lá rau ngót tươi có chứa các chất dinh dưỡng như sau:
Ngoài ra, trong rau ngót còn chứa beta-carotene và một số chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid,...
Lợi ích sức khoẻ của rau ngót
Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi. Theo Đông y, lá rau ngót có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu. Trong khi đó, rễ rau ngót có tính mát, vị nhạt và hơi đắng lại có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu rắt, sốt cao.
Còn theo Y học hiện đại, rau ngót cũng được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Cụ thể như sau:
1. Kiểm soát đường huyết
Rau ngót giàu chất xơ và protein, có tác dụng làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Rau ngót chứa các chất chống oxy hoá là flavonoid và polyphenol. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid và polyphenol có thể giảm nguy cơ tiểu đường loại 2.
Polyphenol và flavonoid có tác dụng ổn định đường huyết và chuyển hóa chất béo, giảm thiểu tình trạng kháng insulin, từ đó, giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch
Trong rau ngót cũng chứa magie và kali. Đây là hai khoáng chất có lợi cho huyết áp và tim mạch. Magie giúp các mạch máu trở nên mềm mại để vận chuyển máu đi khắp cơ thể, từ đó làm giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, kali giúp giảm lượng natri và có tác dụng làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu, giúp ổn định huyết áp. Do đó, việc bổ sung rau ngót trong chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Ảnh minh họa: Rau ngót chứa kali và magie - 2 khoáng chất tốt cho tim mạch.
3. Tăng cường miễn dịch, giảm viêm nhiễm
Với hàm lượng vitamin A và vitamin C dồi dào, rau ngót được biết đến là loại rau giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Hàm lượng vitamin C cao trong rau ngót cũng giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus cúm.
4. Bảo vệ tế bào
So với một số loại rau khác, rau ngót có hàm lượng chất chống oxy hóa tương đối cao, bao gồm polyphenol, flavonoid, lutein,... Các chất chống oxy hoá đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bị tổn thương và viêm nhiễm do các gốc tự do gây ra.
5. Giúp vết thương nhanh lành
Lá rau ngót chứa vitamin C có thể giúp hình thành collagen, một loại protein quan trọng, cần thiết cho các tế bào da, giúp phục hồi vết thương nhanh chóng. Do đó, ăn rau ngót có thể thúc đẩy quá trình phục hồi, chữa lành các vết thương trên da.
6. Tốt cho hệ tiêu hoá
Rau ngót chứa nhiều chất xơ cực kỳ có lợi cho hệ tiêu hoá. Chất xơ giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hoá hoạt động hiệu quả, tăng cường sức khoẻ đường ruột và ngăn ngừa táo bón hiệu quả
7. Ngăn ngừa béo phì
Cũng giống như các loại rau xanh khác, lá rau ngót cũng chứa hàm lượng chất xơ phong phú giúp cơ thể cảm thấy no lâu, từ đó ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.
Lưu ý khi sử dụng rau ngót
- Nên lựa chọn các bó rau ngót có lá mỏng, cọng rau cứng. Không nên chọn các bó rau ngót có lá dày hoặc lá bị xoăn, cọng mềm.
- Trước khi chế biến, bạn nên rửa rau nhiều lần dưới vòi nước sạch. Sau đó, ngâm rau ngót trong nước muối loãng từ 10 - 15 phút.
- Không nên vò nát rau ngót khi chế biến bởi làm vậy sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong rau.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.