Những múi mít chín chứa rất nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magie và nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Bà bầu ăn mít với lượng hợp lý sẽ rất có lợi cho cả mẹ và bé, mít cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bổ sung chất khoáng, vitamin cho cả mẹ và bé.
Mít chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu |
Ngoài ra, mít đem lại các lợi ích khác cho bà bầu như:
- Kiểm soát điều tiết hormone: Mít chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ, nhờ đó bà bầu có thể hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai và cho con bú. Ngoài ra, mít góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, giúp mẹ tránh khỏi các bệnh lý thông thường.
- Trị cao huyết áp: Với những bà bầu có tiền sử bị cao huyết áp, mít chính là thực phẩm "cứu cánh" cho cả mẹ và bé. Mít rất giàu kali, đây là loại chất giúp làm giảm mức huyết áp trong cơ thể, hạn chế nguy cơ đột quỵ, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
- Tăng cường hoạt động tiêu hóa: Mít là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ rất cao, trung bình một ngày mít cung cấp tới 11% hàm lượng chất xơ cần thiết trong cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu ăn mít thường xuyên sẽ ngăn ngừa được các bệnh liện quan đến đường ruột, táo bón.
Mít là loại thực phẩm ngăn ngừa táo bón hiệu quả |
- Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Theo các chuyên gia, mẹ bầu nếu bổ sung mít trong khẩu phần ăn sẽ hạn chế được nguy cơ thiếu máu bởi mít là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, khác với sắt ở động vật, sắt ở thực vật khó hấp thu hơn nhiều.
- Ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp: Trong thời gian mang thai, có thể mẹ có sự gia tăng hormone hCG làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp trong máu làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Trong mít chứa nhiều dưỡng chất có công dụng duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
Cần lưu ý, mít là nguồn thực phẩm rất bổ dưỡng cho cả mẹ và bé nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều, bởi mít gây ra các tác dụng phụ như:
Ăn mít quá nhiều khiến gây ra tình trạng nóng trong người |
- Bụng đau, khó chịu, rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất sơ nạp vào cơ thể quá cao.
- Những bà bầu bị thừa cân, béo phì không nên ăn mít trong thời gian mang thai.
- Mít không dành cho người bị tiểu đường bởi khi mít và cơ thể mẹ sẽ làm thay đổi hàm lượng glucose.
- Những bà bầu bị dị ứng với mít hoặc bị rối loạn đông máu thì không nên ăn mít bởi mít sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Cách ăn mít mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
Bà bầu có thể kết hợp mít với các loại hoa quả khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất |
- Mẹ bầu phải kiểm soát lượng mít nạp vào cơ thể phù hợp. Mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng mít vừa phải, khoảng 60 -80 g mỗi ngày.
- Không nên ăn mít khi bụng đói như vậy sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu, chỉ nên ăn mít từ 1-2 tiếng sau khi ăn cơm, nhai thật kỹ.
- Hạn chế ăn mít và chiều tối hoặc tối vì như vậy sẽ khiến bà bầu bị nóng và khó tiêu hơn.
- Với mẹ bầu thường xuyên bị nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.