Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: "Ngày xưa chỉ dạy trẻ tránh xa người ngoài, bây giờ đến cha, dượng, cậu cũng xâm hại trẻ"

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho biết, ngày xưa chỉ tuyên truyền cho trẻ tránh xa người lạ. Gần đây liên tục phát hiện các vụ người trong nhà như cha, dượng, cậu xâm hại con, cháu nên Hội bị "cháy giáo trình", phải thay đổi cách truyền thông.

Thông tin trên được đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM chia sẻ trong buổi toạ đàm "Nhận diện, phòng chống bạo hành và xâm hại phụ nữ, trẻ em" nhân Ngày Văn hoá Hoà bình 2019, diễn ra tại TP.HCM.

Tại buổi toạ đàm, trước câu hỏi về dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành, xâm hại, Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách "Dạy con trong hoang mang" cho biết cha mẹ có thể nhìn các dấu hiệu bên ngoài như quần áo, dấu vết trên cơ thể trẻ.

Với trẻ bị xâm hại hay bạo hành về tâm lý thường có những biểu hiện như bỗng dưng giàn giụa nước mắt, trời nóng vẫn mặc đồ kín, sợ hãi khi bạn bè trêu chọc, chạm vào người.

Tuy nhiên sẽ có những trường hợp phản ứng ngược như mặc hở hang quá mức cần thiết, gợi dục. Trẻ luôn cúi đầu, có tâm lý tự dằn vặt.

Về vấn đề bạo hành trong gia đình, những người vợ bị bạo hành thường không có tâm lý thoải mái. Chỉ cần nghe tiếng xe chồng về đã giật bắn mình. Chưa nấu cơm nay chưa làm những việc nhỏ nhặt cũng dễ lo sợ, dằn vặt.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ:

Buổi toạ đàm "Nhận diện, phòng chống bạo hành và xâm hại phụ nữ, trẻ em".

Tiến sĩ Phương khẳng định phụ nữ đừng nên xem tờ giấy hôn thú như là tờ giấyxác nhận cho người đàn ông muốn xâm hại, hiếp dâm mình bất cứ lúc nào.

Chia sẻ về vấn nạn buôn bán phụ nữ, chị Mimi Vũ, người có nhiều năm hoạt động độc lập chống nạn buôn người và buôn bán phụ nữ tại Việt Nam cho biết tình trạng trên ở Việt Nam là rất lớn.

80% người Việt bị bán đi Trung Quốc và 80% người bị bán là phụ nữ và trẻ em gái.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ:

Chị Mimi Vũ chia sẻ về vấn nạn buôn bán phụ nữ Việt.

"Cái gốc của việc bán phụ nữ qua Trung Quốc là việc trọng nam khinh nữ.

Từ lúc ra đạo luật mỗi nhà chỉ sinh 1 đứa con, 30-60 triệu nam giới không có vợ. Lấy phụ nữ từ đâu? Việt Nam là số 1. Ngoài ra còn có Myanmar, Lào, Paskistan...

Khi mua về, họ sẽ kiểm soát "thương phẩm" của họ bằng bạo lực thể xác, bạo lực tình dục. Mục đích mua phụ nữ chủ yếu là làm vợ, sinh con và mại dâm.

Khi nhận nạn nhân Việt bị bán từ Trung Quốc trở về, có nhiều vấn đề cần giải quyết như tâm lý, sức khỏe cho họ..." - chị Mimi Vũ nói.

Trong phần trao đổi về việc hỗ trợ trẻ em bị bạo hành và xâm hại, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết, để các bước hỗ trợ trẻ thành công nhất là khi người nhà biết và đưa trẻ lên Hội ngay khi xảy ra sự việc để đưa đi Công an trưng cầu giám định pháp y.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ:

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ trong lần hỗ trợ pháp lý cho trẻ bị xâm hại tại TAND huyện Bến Lức (Long An).

Nhờ đó, chứng cứ phạm tội được lưu giữ.

"Chúng tôi luôn hoạt động cả ngày lẫn đêm. Nhiều trường hợp 2-3h sáng tiếp nhận vẫn đưa trẻ đi làm việc.

Phụ huynh phải nhạy bén, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường phải cởi quần áo kiểm tra xem có dấu vết gì trên người không.

Bình thường bé sẽ vui vẻ, đòi mua đồ này ăn đồ kia. Tự dưng hôm ấy bé bất ngờ sợ hãi, rụt tay khi ba tiếp xúc, quấy khóc, sợ đến trường thì phải nghi ngờ.

Nếu bị xâm hại tình dục, trẻ sẽ có xu hướng khép kín, không muốn tiếp xúc với cha" - luật sư Nữ phân tích.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ:

Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại các trường tiểu học, THCS.

Đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết thêm, tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM, Hội thường xuyên đi tuyên truyền Luật trẻ em năm 2016.

"Ngày xưa chỉ tuyên truyền tránh xa người lạ, giờ ngay cả người trong nhà như cha, dượng, cậu cũng vậy. Nên chúng tôi bị "cháy giáo án", phải thay đổi cách truyền thông. Bây giờ, chúng tôi yêu cầu trẻ phải giữ khoảng cách 1 mét với mọi người..." - luật sư dẫn chứng.

Với vấn đề xâm hại tình dục học đường, luật sư Ngọc Nữ cho rằng nguyên nhân đầu tiên khiến học sinh và gia đình không dám nói ra vì ngại. Thứ hai là sợ nhớ lại cảnh đau khổ nên thường sẽ tìm cách chuyển trường.

Tuy nhiên chuyên gia cho rằng đó là cách giải quyết sai lầm.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ:

"Phụ huynh hãy nhớ rằng im lặng là tội ác. Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim và bảo vệ bằng hành động" - Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ.

"Hiện nay với các vụ việc xâm hại trẻ, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên đều xử kín. Thẩm phán cũng ăn mặc như bình thường để cho các em không sợ, không thấy mình như tội phạm. Mọi thông tin về nhân thân đều được bảo vệ.

Phụ huynh hãy nhớ rằng im lặng là tội ác. Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim và bảo vệ bằng hành động" - luật sư Nữ nhắn nhủ đến các bậc làm cha mẹ.

Link bài gốc: http://helino.ttvn.vn/helino/luat-su-tran-thi-ngoc-nu-ngay-xua-chi-day-tre-tranh-xa-nguoi-ngoai-bay-gio-den-cha-duong-cau-cung-xam-hai-tre-22201991211243352.htm

Theo Helino

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang