Khi con thường xuyên thức dậy muộn vào buổi sáng, nhiều bậc cha mẹ luôn phàn nàn rằng con mình quá lười biếng. Tuy nhiên, lý do thực sự chỉ ra rằng lỗi không hoàn toàn nằm ở họ.
Ở tuổi teen, trẻ thường ngủ muộn và thức muộn hơn (Ảnh: getty) |
Ở độ tuổi thanh thiếu niên, các kết nối giữa đồng hồ sinh học và não bộ của trẻ thường bị phá vỡ. Hiểu đơn giản là đồng hồ sinh học bị rối loạn và không đồng bộ giữa ngày và đêm. Trẻ sẽ không thể ngủ trước nửa đêm và không thể thức dậy vào sáng sớm.
Với hầu hết thanh thiếu niên, việc tiết hormone melatonin (thuốc ngủ tự nhiên của cơ thể) thường bắt đầu sau 11 giờ đêm và tiếp tục cho đến khoảng 8 giờ sáng. Phải đến 20 tuổi thì mô hình tiết hormone này mới trở lại bình thường.
Trẻ thường gặp tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học (Ảnh: iStock) |
Việc đi ngủ muộn và phải thức dậy sớm để đến trường sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới trẻ. Không ngủ đủ giấc gây ra mệt mỏi, thiếu tập trung, trầm cảm và tăng nguy cơ sử dụng các chất kích thích.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.