Mách mẹ: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

(lamchame.vn) -Tiêm phòng là một cách an toàn, hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bé sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng phụ như đau, sốt, quấy khóc khiến bố mẹ lo lắng. Vì thế, mẹ cùng tìm hiểu cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm để trẻ thích ứng tốt hơn với loại vacxin mới tiêm nhé.

Nguyên nhân trẻ bị sốt khi tiêm phòng?

Vắc-xin (vaccine) là phương thuốc đơn giản và an toàn nhất giúp bảo vệ bé khỏi nhiều loại bệnh khác nhau. Cơ chế hoạt động của vắc–xin là kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại các loại virus, vi trùng gây bệnh.

Tuy nhiên, vắc–xin là một loại thuốc nên có thể gây ra các tác dụng phụ cho bé như mệt mỏi, sưng tấy chỗ chích, biếng ăn, sốt. Hầu hết các tác dụng phụ này thường xảy ra trong khoảng 24 giờ đến 48 giờ sau khi tiêm. Các triệu chứng này thường không nguy hiểm và sẽ khỏi sau 1 đến 2 ngày.

Dấu hiệu cho biết bé bị sốt sau tiêm phòng

Có thể 30 phút theo dõi sau khi tiêm trẻ không có biểu hiệu quấy khóc hay tăng thân nhiệt nhưng sau vài giờ hay 1 ngày một số trẻ có thể bị sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm theo tình trạng quấy khóc, bỏ ăn.
 

 

Các bác sĩ cho biết chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn và bệnh ho gà. Tuy ít nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Cụ thể một vài triệu chứng khác sau khi tiêm vắc-xin:

- Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần

- Nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban

  • - Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ dễ kích động, bứt rứt khó chịu

Các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng cho bé mẹ cần theo dõi tình trạng của con thường xuyên. Mẹ nên để bé ở trong phòng thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi. Nếu bé có dấu hiệu sốt thì mẹ nên đo nhiệt độ thường xuyên để tránh bé sốt cao.

Mẹ có thể thực hiện các cách sau đây để giúp bé hạ sốt nhanh chóng:

- Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn vì trong sữa mẹ có nhiều khoáng chất và vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời cho bé uống thêm nước để phòng chống việc mất nước do sốt.

 

- Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi lau người cho bé, đặc biệt là phần bàn chân, bàn tay nách và bẹn.

- Cho bé nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

- Tránh cho bé tiếp xúc với khách đến chơi nhà và cũng không cho bé ra ngoài chơi lâu.

- Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu và thoải mái cho trẻ dễ cử động và thấm hút mồ hôi tốt.

- Nếu bé sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách hạ sốt sau khi tiêm cho trẻ bằng lá nhọ nồi. Đây là cách mà một bà mẹ bỉm sữa chia sẻ kinh nghiệm trên diễn đàn: Khi bé sốt, các mẹ nên rửa sạch nắm lá nhọ nồi, tráng nước sôi để nguội rồi để 1 chỗ cho ráo nước. Con bắt đầu có hiện tượng sốt thì giã nắm lá đó ra, chắt lấy ít nước đun sôi lên cho con uống 1 chút, phần bã còn lại đắp lên thóp và gan bàn chân. Nếu bé sốt quá cao có thể lấy nước ấm lau người nhưng ko được để nước rớt lên người bé hoặc đắp vài lát chanh lên bẹn, thái dương, nách bé cũng có tác dụng tốt.

Trường hợp cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Sốt sau khi tiêm phòng là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện sau thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra:

- Bé sốt cao trên 38 độ.

- Bé bị đau bụng, tai hoặc chân tay.

- Bé gặp khó khi uống nước, bú mẹ.

- Bé nôn mửa, hoặc tiêu chảy kèm sốt cao.

- Bé sốt hơn 3 ngày không khỏi.

- Bé mệt mỏi, bỏ ăn.

Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh đi tiêm phòng

– Sốt là phản ứng bình thường, giúp hệ thống miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Mẹ không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng.

– Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ.

– Chú ý khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

–  Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm: Sau khi tiêm 4-6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Có trường hợp nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

Kinh nghiệm để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng

Để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng, mẹ có thể thực hiện 1 số điều sau:

– Trước khi cho trẻ đi tiêm 1 ngày, mẹ nên ăn nhiều rau tía tô (xay lấy nước uống hoặc nấu cùng với các món ăn). Sau đó, cho bé bú để hấp thu các chất chống kích ứng, đồng thời tăng sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng sốt do tiêm phòng.

– Khi đi tiêm cần ngồi đúng tư thế, ôm bé và tránh để bé cử động trong khi tiêm, gây tổn thương cho vùng da sau khi tiêm và lâu khỏi hơn.

– Mẹ có thể cho trẻ vừa bú vừa tiêm để giảm chú ý của trẻ về việc tiêm phòng. Đây cũng là cách giảm đau tốt nhất.

– Một biện pháp nữa giúp trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi chích ngừa là dùng nước mát chườm lên vùng da xung quanh chỗ vừa chích, nhằm giảm sưng tấy, đau, sốt.

Link bài gốc:https://www.lamchame.com/forum/threads/mach-me-cach-ha-sot-cho-tre-so-sinh-sau-khi-tiem-phong.2484473/

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang