Mách mẹ nhận biết nguyên nhân và cách chữa khô môi cho trẻ sơ sinh

(lamchame.vn) - Trẻ sơ sinh bị khô môi nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn như nứt nẻ, rỉ máu khiến trẻ đau đớn, khó chịu dẫn đến trẻ quẫy khóc, biếng bú.

Nguyên nhân khiến bé bị khô môi

Tuy trẻ sơ sinh bị khô môi không phải là hiện tượng đáng lo ngại nhưng mẹ vẫn nên tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn để từ đó có cách khắc phục sớm. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, mẹ có thể tham khảo xem bé nhà mình có gặp phải tình trạng tương tự hay không.

1. Lột da
Trẻ sơ sinh thường sẽ bong một ít da sau khi sinh để da dần thích nghi với thế giới bên ngoài tử cung của người mẹ. Đây là một quá trình bình thường và có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da môi, thậm chí là lột da môi.
 

Ảnh minh họa

2. Mẹ cho con bú sai cách

“Thiên thần nhí” của bố mẹ bị khô, nứt môi do động tác bắt vú sai. Lúc đó, bé chỉ ngậm núm vú mà không ngậm cả quầng vú, nó làm bé hút ít sữa hơn mà mất nhiều sức.

Hay khi bé bú bình và không ngậm đúng khớp khiến da môi ma sát nhiều với núm ti, gây nên hiện tượng môi trẻ sơ sinh bị khô và bong da.

3. Trẻ mút/liếm môi

Trẻ sơ sinh có bản năng mút khá mãnh liệt, vì vậy bé thường có những hành động mút hoặc liếm môi ngay cả khi không bú mẹ. Chính điều này sẽ làm cho môi bé bị khô vì nước bọt bốc hơi trên môi dẫn đến khu vực này bị mất nước nhiều hơn.

4. Da nhạy cảm

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô rộp môi là do bé có làn da nhạy cảm, làm cho da bé rất dễ phản ứng với các tác nhân gây kích thích bên ngoài. Chẳng hạn, một số trẻ rất nhạy cảm với mỹ phẩm nếu hôn bé trong trường hợp người lớn có thoa son có thể sẽ khiến bé bị phát ban và gây ra hiện tượng khô hoặc nứt nẻ môi.

Ngoài ra, sử dụng vải, khăn ướt, kem dưỡng da trên làn da bé nhạy cảm cũng sẽ có nguy cơ gây ra các kích ứng tương tự.

5. Thời tiết khô hanh

Vào những tháng lạnh, hanh, độ ẩm giảm thấp, ba mẹ lại cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa quá lâu. Nó làm da bé bị mất nước dẫn đến hiện tượng khô môi.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Một số em bé sơ sinh bị khô môi còn là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Vì thế, nếu bé đang mắc phải một bệnh nào đó, mẹ cần trao đổi với bác sĩ về những tình trạng mà con dễ gặp phải khi sử dụng thuốc. Việc này sẽ giúp bác sĩ có được những hướng điều trị thích hợp và tốt hơn cho bé.

7. Thiếu nước
Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước nếu không được bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, em bé cần được uống thêm sữa nhiều hơn để tránh hiện tượng thiếu nước.

Mẹ có thể nhận diện việc trẻ có đang bị thiếu nước hay không thông qua các dấu hiệu như:

- Da bé bị khô, nứt nẻ

- Thóp đầu bé bị lõm

- Môi và lưỡi bé đều khô

- Hơi thở sâu, gấp gáp

- Bàn tay, bàn chân hơi lạnh

  • - Khóc nhưng không có nước mắt.

8. Thiếu vitamin B

Do cơ thể bị thiếu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2. Chế độ dinh dưỡng cho bé không cân đối làm trẻ bị thiếu loại vitamin B. Điều này làm con dễ bị khô môi

Phương pháp chữa khô môi ở trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ bị khô môi, các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, có chế độ chăm sóc phù hợp giúp trẻ sơ sinh mau chóng hết tình trạng khô môi, cũng như phòng tránh không để môi trẻ.

Có khá nhiều biện pháp hữu hiệu để giúp con yêu thoát khỏi tình trạng khô môi, chẳng hạn như:

- Cho bú thường xuyên

Trẻ sơ sinh có thể nhanh chóng bị mất nước nếu không được cho bú đều đặn. Mặt khác, mỗi bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Trong vài tuần đầu đến vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường sẽ được cho ăn mỗi 1 – 3 giờ hoặc khoảng 8 – 12 lần trong 24 giờ.
 

Ảnh minh họa

- Sữa mẹ

Sữa mẹ rất giàu các kháng thể hữu ích. Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, sữa mẹ còn chứa sữa non, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi vi khuẩn và virus. Bạn hãy thoa một vài giọt sữa mẹ vào môi bé. Điều này không chỉ có tác dụng làm dịu và giữ ẩm mà còn giúp giảm nguy cơ con yêu bị nhiễm trùng.

- Sử dụng sản phẩm dành riêng cho bé

Hiện nay, có những loại son dưỡng đặc biệt được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh với các thành phần tự nhiên. Do đó, bạn có thể tìm hiểu về sản phẩm này để sử dụng cho con yêu nhé.

- Dầu dừa

Thành phần chính của dầu là axit lauric, có khả năng làm mềm vết khô môi nhưng không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần chấm một chút dầu dừa lên môi bé, thoa nhẹ và lặp lại nhiều lần trong ngày.

- Giữ ấm tốt

Khi thời tiết chuyển lạnh, các mẹ cũng nên chú ý bổ xung thêm nước chi trẻ để tránh tình trạng trẻ bị mất nước do thời tiết hanh khô. Các mẹ cũng không nên để trẻ ở trong phòng máy lạnh quá nhiều vì sẽ khiến da trẻ bị mất dần độ ẩm dẫn đến tình trạng khô môi, nứt nẻ.

- Máy tạo độ ẩm

Giữ ẩm không khí ở mức vừa phải có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi. Máy tạo độ ẩm sẽ hỗ trợ tăng độ ẩm trong khu vực sinh hoạt, hãy cân nhắc về việc mua và sử dụng sản phẩm này bạn nhé.

Các mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ, các mẹ tuyệt đối không bóc phần da bị bong vì như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy đau đớn. Mẹ nên để môi bé tự bong thì tốt hơn.

Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Trẻ bị khô môi tuy không nguy hiểm nhưng mẹ cần xử lý đúng cách để con không cảm thấy khó chịu.

Link bài gốc:https://www.lamchame.com/forum/threads/mach-me-nhan-biet-nguyen-nhan-va-cach-chua-kho-moi-cho-tre-so-sinh.2475692/

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang