Mâm cỗ chay ngày Rằm tháng 7 nhìn thích mê của các bà nội trợ

Ngày nay, với sự lên ngôi của các loại dịch vụ, rằm tháng bảy là dịp nhà nhà đi mua sắm, lo lễ cúng cho ngày rằm lớn nhất trong năm.

Sắm lễ rằm tháng bảy chỉ với 200.000 – 300.000 đồng

Với quan niệm “Tết năm, rằm bảy”, rằm tháng bảy âm lịch luôn là ngày lễ lớn trong năm. Khi xưa, tới ngày này, các gia đình thường chung nhau mổ lợn, mổ gà làm lễ. Ngày nay, với sự lên ngôi của các loại dịch vụ, rằm tháng bảy là dịp nhà nhà đi mua sắm, lo lễ cúng cho ngày rằm lớn nhất trong năm.

Theo ghi nhận của PV Em Đẹp, chợ rằm tháng bảy bắt đầu rục rịch từ ngày 12, 13 âm lịch. Ngày 14, 15 âm lịch là hai ngày chợ rằm nhộn nhịp nhất.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Chợ rằm tháng bảy nhộn nhịp mua bán đủ các loại mặt hàng. Trong đó, các đồ cúng như hoa quả, vàng mã luôn bán chạy hơn cả. Ảnh: Thu Hà

Chị Chuyên, chủ một cửa hàng tạp hóa tại Q. Hà Đông, Hà Nội đã nhập rất nhiều loại hoa tươi để bán trong dịp rằm tháng bảy này..

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Theo chị Chuyên, giá đồ vàng mã ổn định, không tăng so với mọi năm nhưng hoa tươi đắt hơn. Hoa hồng 3000 đồng/ bông, hoa cúc 5 – 7000 đồng/ bông.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Trầu cau cũng là thứ lễ vật quan trọng trong lễ cúng rằm. Do đó nhà nào đi chợ rằm cũng phải mua trầu cau.

Những buồng cau đẹp ở khắp các vườn nhà dân, dịp này đều được tập trung về chợ rằm. Nắm được nhu cầu này, chị Chuyên đã chuẩn bị thêm trầu cau têm cánh phượng, đồ mã phục vụ trọn gói các gia đình cúng lễ.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Tại chợ dân sinh ở Hà Nội, một số mặt hàng thường ngày “chẳng mấy ai ngó ngảnh tới” như ngô, khoai, bỏng gạo nay đã trở thành đặc sản trong dịp rằm tháng bảy nhằm phục vụ nhu cầu cúng chúng sinh của các gia đình.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Chị Nguyễn Thị Loan (Hà Nội) đã dậy từ 3h sáng để chuẩn bị nồi ngô, khoai bán ngày rằm. Khoai lang, khoai sọ luộc sẵn giá 35.000 đồng/ kg. Ngô 5 – 10.000 đồng/ chiếc. Ngoài ra, chị Loan chuẩn bị thêm các loại bỏng gạo, kẹo lạc với giá rất mềm, chỉ từ 10 – 20.000 đồng/ gói to.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Chị Loan dậy từ sớm để chuẩn bị ngô, khoai phục vụ nhu cầu cúng chúng sinh của các gia đình.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

“Bình thường bán túc tắc nhưng đến ngày rằm, lễ Tết các mặt hàng này bán rất chạy. Chỉ với 50.000 đồng là có đủ các loại ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cúng chúng sinh.

Một bộ đồ mã cúng giá 20 - 40.000 đồng, vàng mã trầu cau 20.000 đồng, hoa tươi 30.000 đồng, một đĩa xôi gấc 30.000 đồng, khoanh giò 40.000 đồng, đĩa thịt chân giò luộc 40.000 đồng. Như vậy, chỉ từ 200 – 300.000 đồng là bà nội trợ có thể sắm lễ ngày rằm tháng bảy một cách tươm tất”, chị Loan tính toán.

Chủ dịch vụ cỗ chay “chạy tướt bơ” hàng chục đơn hàng mỗi ngày

Thời điểm này, các dịch vụ nấu cỗ chay đều tất bật nấu cỗ từ sáng sớm đến tối mịt. Chủ quán chay phải huy động hết người thân đến giúp vẫn không kịp phục vụ.

Chị Võ Mai Hương, chủ dịch vụ cỗ chay tại phố Đội Nhân, Q, Ba Đình, Hà Nội cho biết thời điểm này, mỗi ngày quán chị nhận 10 - 15 mâm cỗ chay. Đỉnh điểm chỉ riêng buổi sáng 14 âm lịch, gia đình chị làm xong 10 mâm cỗ chay.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Cỗ chay do gia đình chị Hương tự tay nấu phục vụ cúng rằm tháng bảy. Ảnh: NVCC

“Chủ yếu là các gia đình tại Hà Nội đặt cỗ chay để cúng. Trong đó, các món chay được yêu thích nhất bao gồm váng đậu cuốn nấm kim châm chiên, nấm chiên giòn, chả lá lốt chay, mề chay xào thập cẩm, nộm, rau củ quả luộc, giò chả chay, khoai, nem. Chỉ vài trăm ngàn là các gia đình có một mâm cỗ chay tươm tất, ăn tới no”, chị Mai Hương cho biết.

Đi chợ RẰM THÁNG BẢY: Ngô, khoai, sắn, bỏng gạo cũng trở thành “đặc sản”, cỗ chay đắt hàng tơi tới

Theo chị Hương, lý do cỗ chay được các gia đình đặt mua nhiều vào dịp rằm tháng 7 bởi cúng cỗ chay thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên, cầu mong sự bình an và hơn nữa tránh sát sinh, đúng với tư tưởng, giáo lý của nhà Phật.

Ngày rằm tháng 7 cũng là lễ xá tội vong nhân. Nên cúng cỗ chay sẽ đem lại sự thanh tịnh và nhiều điều may mắn, bình an cho gia đình.

Để phục vụ kịp các đơn hàng, những ngày này chị Mai Hương phải huy động cả chồng cùng làm cỗ chay. Có lẽ nhanh nhất cũng phải trưa ngày rằm tháng bảy, sau khi hoàn thành các đơn hàng, vợ chồng chị mới có thể làm cơm chay lễ gia tiên cho chính gia đình mình.


Theo emdep.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang