Mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị nghiêm cấm

(lamchame.vn) - Trong những ngày đầu năm mới, cơ quan công an đã thông tin về việc phát hiện một đường dây tổ chức đẻ thuê xuyên quốc gia.

Nạn nhân là cả 2 “người mẹ”

Tình mẫu tử cũng là cảm hứng bất tận cho rất nhiều tác phẩm của tất cả các ngành nghệ thuật từ thi ca, hội họa đến điêu khắc phim ảnh...

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, nhiều người không thể sinh con nay có thể “nhờ vả” một phụ nữ khác mang thai và sinh con hộ mình. Khái niệm mẹ con về mặt di truyền học và về sản khoa đã có những thay đổi so với trước.

Nhưng cho dù người mang thai hộ không truyền cho cơ thể con những nguồn gene của mình thì về mặt thực tế cơ thể mẹ vẫn hy sinh vẫn sẻ chia máu huyết và dinh dưỡng để nuôi thai nhi. 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau vẫn còn nguyên ý nghĩa.

Chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

(Ảnh minh hoạ: Internet)

Sự tiến bộ của y học giúp nhiều phụ nữ thiếu may mắn không thể mang thai sinh con vẫn có thể có đứa con mang nguồn gene của mình thì bên cạnh đó cũng làm nảy sinh những tiêu cực. Nhiều kẻ vụ lợi, lợi dụng khó khăn của người khác đứng ra tổ chức những đường dây cung cấp dịch vụ đẻ thuê.

Chính vì vậy, để đảm bảo cho những tiến bộ của y học chỉ để phục vụ cho những mục đích nhân đạo, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của từng nước đều nghiêm cấm việc thương mại hóa hoạt động mang thai hộ và chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Xét đến cùng, cả hai “người mẹ”, người phụ nữ nhờ mang thai hộ và nhận mang thai hộ khi chấp nhận tham gia đường dây hoạt động phi pháp đều là những nạn nhân khi họ gặp những khó khăn về tài chính hoặc những thiếu khuyết về y học nên buộc lòng phải tham gia vào dịch vụ đẻ thuê do những kẻ vụ lợi đứng ra tổ chức điều hành.

Và trong câu chuyện này, nạn nhân cuối cùng vẫn chính là những người phụ nữ. Những người chấp nhận mang thai, sinh con cho người khác, ngay sau khi sinh phải chia tay với đứa con mình đã mang nặng đẻ đau. Số tiền “thù lao” từ việc đẻ thuê, nếu vụ việc trót lọt, theo lẽ thường họ nhận được cũng đã bị những kẻ cầm đầu đường dây cắt xén phần lớn.

Đừng biến thiên chức người mẹ thành món hàng bất hợp pháp

Trong trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện, họ sẽ không thể nhận bất cứ khoản thù lao nào, chưa kể việc giải quyết hậu quả với những đứa trẻ đang hình thành hoặc vừa mới sinh ra cũng là vô cùng phức tạp, khó khăn.

Thiên chức của người phụ nữ của người mẹ đã bị biến thành một món hàng để trao đổi để mặc cả và mua bán

(Ảnh minh hoạ: Internet)

Với người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, họ không chỉ phải bỏ ra một số tiền rất lớn để đánh cược số phận đứa con đang mong mỏi vào những hoạt động trái pháp luật có thể bị phát hiện bất cứ lúc nào.

Thiên chức của người phụ nữ của người mẹ đã bị biến thành một món hàng để trao đổi để mặc cả và mua bán, cơ thể người phụ nữ với thiên chức làm mẹ đó cũng bị biến thành một món hàng để trục lợi.

Việc cơ quan chức năng phát hiện, triệt phá những đường dây tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại cũng chính là bài học cho những phụ nữ. Với những phụ nữ nhận mang thai hộ, dù có những khó khăn về tài chính, cũng cần cân nhắc trước khi chấp nhận trở thành phương tiện cho những kẻ cầm đầu đường dây trục lợi. Đừng biến thiên chức làm mẹ của mình thành một món hàng rao bán thị trường bất hợp pháp...

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang