Đặt vòng tránh thai được xem là cách tránh thai và kế hoạch hóa gia đình hiệu quả trong thời gian dài. Phương pháp này được nhiều chị em trong độ tuổi trung niên và những cặp vợ chồng mong muốn dừng việc có con trong thời gian dài.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kì biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%. Đối với phương pháp đặt vòng tránh thai cũng vậy, được đánh giá là an toàn cao nhưng đôi khi phương pháp này cũng xảy ra sự cố dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai tạm thời, nhưng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, vòng tránh thai Multiload và TCu 800 đang là sự lựa chọn của nhiều chị em.
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (có hình chữ T) được đặt bên trong tử cung phụ nữ tạo ra hiệu quả tránh thai trong thời gian dài. Vòng tránh thai có thể được quấn dây đồng hay không để làm tăng hiệu quả ngừa thai. Thời gian tác dụng của vòng tránh thai thường kéo dài từ 5- 10 năm tùy vào loại vòng, hiệu quả lên đến 98%.
Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về cấu trúc sinh hóa tế bào nội mạc và không tạo điều kiện để trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung.
Vì sao đặt vòng nhưng vẫn có thai?
Nguyên nhân việc đặt vòng mà vẫn có thai có thể do: vòng bị rơi ra mà không biết, vòng trong khoang tử cung ở vị trí thấp gần cửa cổ tử cung, không khống chế được vai trò phát triển và quá trình đưa phôi vào trong tử cung, kích cỡ của vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng của vòng tránh thai. Nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai cho nên cũng không đạt được hiệu quả tránh thai mong muốn. Tuột vòng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến có thai dù đã đặt vòng.
Ảnh minh họa |
Đang đặt vòng tránh thai nhưng mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé?
Khi chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai và muốn giữ lại thai thì cần phải đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm với chiếc vòng. Nếu chiếc vòng đã tuột ra rồi thì không có vấn đề gì. Nhưng chiếc vòng vẫn còn ở trong tử cung thì bác sỹ sẽ xem xét nó đang ở vị trí nào. Nếu chiếc vòng lệch thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để lấy ra và dùng thuốc giữ thai cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai, nếu lấy ra mà nguy hiểm nhiều đến thai nhi thì bác sĩ sẽ để lại và đợi đến khi em bé sinh ra sẽ kiểm soát tử cung và chiếc vòng cùng với nhau thai tuột ra ngoài.
Dị tật ở thai nhi là do sự phân chia tế bào tức là từ chính bên trong bản thân thai nhi hoặc mẹ... Mặc dù chiếc vòng tránh thai sẽ không gây nên dị tật cho thai nhi nhưng nó có thể chọc vào buồng ối gây dò ối, hoặc gây sinh non. Chính vì vậy, khi muốn giữ thai nhi, mẹ nên cẩn thận, tránh lao động, hoạt động nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên đi thăm khám định kỳ.
Làm sao để tránh được việc đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai?
Vòng tránh thai là một vật rất nhỏ được chế tác từ nhựa, kim loại, chúng được đặt trong tử cung của người phụ nữ để có thể ngăn chặn tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử phát triển thành bào thai.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặt vòng tránh thai rồi vẫn mang thai ngoài ý muốn. Thông thường, tỉ lệ này chiếm từ 1-14%. Bởi vòng tránh thai là một dị vật khi đưa vào cơ thể rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dễ dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích ứng.
Thời gian đặt vòng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến bị tuột vòng. Thông thường, tỉ lệ tuột vòng chỉ chiếm từ 1-14%. Ngoài việc không thích ứng nên dẫn đến tuột vòng, còn có 5 nguyên nhân khác:
- Do không nắm rõ vị trí đặt vòng cụ thể. Phụ nữ sau khi sinh non, tử cung thường rất to, hoặc trong thời kỳ cho con bú chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại nên tử cung rất nhỏ. Tử cung quá to hoặc quá nhỏ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tuột vòng.
- Do sa tử cung, cổ tử cung bị tổn thương nên khi đặt vòng cũng dễ bị tuột.
- Do kích thước của tử cung và kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp.
- Do chất lượng và hình dáng của vòng, như vòng rỗng thì chất lượng kém, vòng hỗn hợp nhựa kim loại dễ bị tuột, vòng kim loại có chất lượng mềm nên cũng dễ bị tuột.
- Do vấn đề về kỹ thuật đặt vòng, đó là khi đặt vòng đã không đưa được đến tận đáy tử cung, hoặc sau khi đặt vòng xong rút dụng cụ đặt vòng không cẩn thận đã kéo vòng ra theo gần miệng cổ tử cung, hiện tượng này cũng dễ dẫn đến bị tuột vòng.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng có thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng tránh thai thì sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi ít nhất một vài ngày và tránh làm việc nặng trong vòng một tuần, để tránh tuột vòng sau khi đã đặt vòng.
Bên cạnh đó, sau khi đã đặt vòng nếu thấy xuất hiện triệu chứng rong kinh, ra huyết bất thường, đau bụng dưới, bị ra huyết trắng quá nhiều hoặc bỗng nhiên có kinh nguyệt nhiều hơn những tháng khác thì các chị em cần đi khám sớm, vì rất có thể vòng đã bị lệch. Đồng thời, sau khi đặt vòng một tháng các chị em cần tuân thủ đúng lịch khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần để xác định vòng có còn nằm đúng vị trí hay không. Sau đó cách 1 - 2 năm đi kiểm tra lại.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.