Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì?
Mất ngủ có nghĩa là bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức dậy vào ban đêm và khó ngủ trở lại. Phụ nữ có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng nó có xu hướng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.
Ảnh minh họa |
Khi cơ thể bạn muốn chìm vào giấc ngủ thì nội tiết tố đang thay đổi thất thường cùng những "tác dụng phụ" của thai kỳ như nghẹt mũi, ợ nóng lại không cho phép điều đó. Tuy nhiên, may mắn là các chuyên gia đã xác định mất ngủ có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu nhưng không gây hại cho em bé trong bụng.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai là do sự phát triển của thai nhi, khiến thai phụ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp, đặc biệt là khi thai ở 3 tháng cuối. Ngoài ra, những yếu tố sau cũng góp phần gây ra hiện tượng mất ngủ khi mang thai:
- Không có tư thế ngủ thoải mãi: Khi mang thai trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ thai nhi ngày một phát triển, bụng bạn ngày càng to đó cũng là lý do khó tìm được tư thế ngủ thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái.
- Đau nhức lưng, chân và vùng xương chậu: Trong thời kỳ mang trong lượng cơ thể thay đổi đã tạo áp lực nên xương sống, xương chậu và chân. Nhất là ở gia đoạn cuối thai kỳ. Ngoài ra các nội tiết tố được sản sinh ra làm giãn các khớp để tạo điều kiện cho việc sinh nở dễ dàng hơn về sau, và nó cũng khiến vùng xương chậu của bạn thường xuất hiện những cơn đau và khó chịu. Chính vì vậy bạn sẽ cảm thấy đau vùng lưng, khung xương chậu và có thể bị chuột rút vào ban đêm thường ở bắp chân hoặc đùi làm bạn thấy khó chịu và gây ra mất ngủ.
- Đi tiểu đêm và tăng lượng urê: Trong quá trình mang thai thận của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn, chính vì vậy lượng urê cũng tăng lên. Trong khi dạ con ngày một to sẽ chèn ép vào bàng quan khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.
- Các vấn đề của hệ tiêu hóa như: Bị ợ hơi, khó tiêu và táo bón khiến nhiều mẹ cảm thấy khó chịu và không thể ngủ ngon và sâu. Ở những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi ngày càng lớn tạo lực ép ngày càng tăng cho dạ dày hoặc ruột già thì tình trạng này càng tăng lên.
- Nhịp tim tăng: Nhịp tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều.
- Khó thở: Giai đoạn đầu do tác động của hormone trong quá trình mang bầu làm hơi thở bạn chậm và sâu làm bạn có cảm giác là hít thở rất khó khăn. Càng về sau càng khó thở hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành.
- Tâm lý lo lắng và căng thẳng: Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, các khó khăn trong công việc hay cuộc sống... có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu.
Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, căng thẳng và giảm hiệu quả công việc vào ban ngày. Để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai ở bà bầu có thể áp dụng các phương pháp sau.
- Bạn hãy tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn.
- Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ, như vậy có thể sẽ làm bạn khó ngủ hơn.
- Không nên ăn vào chiều muộn hoặc tối caffeine và chocolate. Bạn nên ăn những thực phẩm giúp dễ ngủ như: Uống một ly sữa nóng, một chén súp nóng hoặc vài lát bánh mỳ...
- Nếu bạn bị ợ hơi, thì không nên dùng thức ăn có nhiều gia vị, bạn có thể ăn những loại thức ăn nhẹ như bánh quy hoặc bánh mỳ sẽ làm giảm những triệu chứng này.
- Nếu bạn hay bị mất ngủ vì đi tiểu nhiều lần về đêm, thì bạn hãy giảm lượng nước đưa vào cơ thể trước khi đi ngủ.
- Nếu bạn thấy khó ngủ vì đau lưng hay không có được tư thế ngủ dễ chịu. Bạn có thể sử dụng các loại gối được tạo ra dành riêng cho bà bầu. Những chiếc gối ngủ có thể giúp đỡ trọng lượng của bụng và giúp cho lưng và chân của bạn cảm thấy dễ chịu. Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là bạn nên nằm nghiêm về bên trái.
- Bạn nên chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi để không gây khó chịu khi đi ngủ.
- Tắm nước ấm hoặc ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Bạn không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì như vậy bạn sẽ khó ngủ vào ban đêm.
- Bạn nên tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
Trong trường hợp bạn nằm lâu trên giường mà vẫn không ngủ được, bạn nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng, hãy đọc sách, nghe nhạc, xem tivi, lướt web hoặc làm một việc gì đó mà bạn thích cho đến khi thấy buồn ngủ.
Tuy nhiên, nếu bà bầu bị mất ngủ khi mang thai thường xuyên và không thể ngủ vào ban ngày thì hãy đến gặp bác sĩ, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và giúp em bé có đủ dưỡng chất cần thiết. Các mẹ chú ý không nên tự ý dùng thuốc ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ nếu không có chỉ định của các sĩ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.