Hải sâm là một trong 5 lớp thuộc ngành động vật Da gai (Echinodermata). Đây là loại động vật biển thân mềm nhũn, dài trung bình khoảng 20cm. Da có lông, sần sùi hơi nhám, xương trong nằm ngay dưới da. Thân nó là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía ngoài có nhiều u, bướu sần sùi, trông như một con đỉa.
Hải sâm biển là một sinh vật có bề ngoài không bắt mắt, trông xấu xí nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng. Chúng được ví như là "sâm của biển".
Theo các chuyên gia, thành phần dinh dưỡng có trong 112gr hải sâm gồm:
- 60 lượng calo
- Chất đạm: 14g
- Chất béo < 1g
- Canxi: 3% DV
- Magiê: 4% DV
- Vitamin A: 8% DV
- Vitamin B2: 81% DV
- Vitamin B3: 22% DV
Hàm lượng protein của hải sâm cao gấp nhiều lần thịt bò và thịt lợn. Với những thành phần dinh dưỡng cao, hải sâm sẽ thúc đẩy chuyển hóa cũng như hấp thụ protein rất tốt. Hàm lượng sắt và kẽm có trong thực phẩm này có lợi cho chức năng tạo máu của cơ thể. Ăn hải sâm giúp ngăn ngừa thiếu máu, làm giảm nguy cơ cảm lạnh. Hải sâm còn có tác dụng kích thích sự phát triển của hồng cầu tủy xương.
Theo Giáo sư Nguyễn Tài Lương thuộc viện Công nghệ sinh học, là chủ nhiệm đề tài hải sâm cho biết trong thực phẩm này chứa nhiều các Vitamin như B1, B2, B12, C… cùng hàm lượng nội tiết tố rất cao như testosterone, progesterone có khả năng giúp kiểm soát và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.
Ngoài ra, thực phẩm này sẽ làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu, giúp đảm bảo sức khỏe hệ tim mạch. Chất glycine và arginine trong hải sâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể con người. Với lượng canxi đáng kể (3% DV) trong 112g hải sâm sẽ giúp hỗ trợ xương chắc khỏe một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, vì hải sâm có tính ấm nên giúp bổ thận, tráng dương, giảm ho, chống lão hóa, dưỡng huyết, cầm máu.
Ngoài ra hải sâm còn chủ trị được các chứng huyết hao tổn, liệt dương, hư nhược, tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, lỵ kinh niên...
Mẹ bầu ăn hải sâm có tốt không?
Mặc dù được coi là thực phẩm bổ dưỡng nhưng hải sâm cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm: Gây dị ứng và tác dụng chống đông máu của hải sâm cũng tương tự như thuốc làm loãng máu coumadin (warfarin) hoặc plavix (clopidogrel). Vì thế, loại hải sản này có thể gây xuất huyết.
Mẹ bầu trước khi ăn hải sâm cần cân nhắc vì thực phẩm này có thể gây dị ứng và nhiễm độc thủy ngân. Nếu muốn ăn, mẹ bầu nên chế biến hải sâm với các loại thực phẩm khác ở dạng nấu chín kỹ và ăn một ít trong lần đầu tiên để xem thử có bị dị ứng hay không. Nếu bị dị ứng hoặc có các triệu chứng khác thường, bạn cần dừng ăn ngay.
Ngoài ra một số trường hợp khác cũng không nên ăn hải sâm:
- Người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật xong.
- Phụ nữ sau khi sinh đẻ, nhất là sinh bằng phương pháp mổ.
- Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần cân nhắc trước khi ăn. Hải sâm tốt cho cả mẹ và bé nhưng chúng có thể bị nhiễm thủy ngân - việc này không tốt cho thai phụ và đứa trẻ.
- Người có tiền sử mắc bệnh máu khó đông.
- Người có tiền sử dị ứng hải sản hoặc động vật có vỏ.
Khi sử dụng hải sâm bà bầu nên lưu ý một số vấn đề sau để chọn được hải sâm tươi ngon. Những con to, dài, da không có gai thì chất lượng kém hơn loại thịt dính, nhiều gai. Hải sâm trắng được đánh giá có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại hải sâm khác.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.