Mẹ bỉm cần biết: Nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị khô da

(lamchame.vn) - Da trẻ nhỏ còn non yếu và rất nhạy cảm nhất là trẻ sơ sinh. Chỉ cần thời tiết thay đổi hoặc chăm sóc sai cách cũng có thể khiến da bé bị khô, nứt nẻ.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân da trẻ sơ sinh bị khô và có cách khắc phục, chăm sóc tốt nhất.

Tại sao trẻ sơ sinh bị khô da?

Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, cục cưng luôn được bao phủ bởi một lớp màng màu vàng và hơi trơn, được gọi vernix caseosa. Lớp phủ này được xem như một loại “màng chắn” bảo vệ bé cưng khỏi sự nóng, lạnh cũng như sự tấn công của các vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bé chào đời, lớp bảo vệ này sẽ bong dần, từ đó dẫn đến da trẻ sơ sinh bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, quần áo…

Ảnh minh họa

Sự thay đổi nhiệt độ làm mất cân bằng độ ẩm của da cũng có thể dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị khô da do thời tiết thay đổi, nhưng mẹ chưa biết cách chăm sóc đúng làm da bé càng trở nên khô ráp hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

- Cung cấp đủ chất lỏng cho bé. Bé sơ sinh chỉ bú sữa nên việc bú đủ là rất cần thiết. Bú đủ giúp bé cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, dưỡng ẩm da từ bên trong.

- Giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm. Nếu dùng máy lạnh, nên để cửa sổ hơi hé để đảm bảo không khí trong phòng thông thoáng.

- Luôn đeo bao tay, vớ chân cho bé vào những ngày lạnh, bảo vệ làn da mỏng manh của bé.

- Giảm số lần tắm bé: Các mẹ không biết rằng tắm nhiều cũng là nguyên nhân làm khô da trẻ sơ sinh, bởi khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da của bé. Với trẻ sơ sinh bạn không nên tắm hàng ngày đều đặn, chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/tuần. Các ngày còn lại mặc dù mẹ không tắm cho bé nhưng vẫn lau người và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là vùng kín và những nếp gấp cánh tay, chân.
 

Với trẻ sơ sinh, mẹ không cần tắm hàng ngày đều đặn cho bé, đó là điều khiến bé bị khô da:Ảnh minh họa

- Thay vì tắm khoảng 30 phút, mẹ có thể giảm bớt thời gian tắm cho bé, nên thực hiện khoảng thời gian tắm cho bé là 10-15 phút/ 1 lần, sử dụng nước âm ấm không nóng quá để không làm tổn thương da cho bé, bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.

- Không tắm cho bé bằng nước quá nóng vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên trên da bé. Tốt nhất dùng nước đã đun sôi để nguội pha với nước sôi để tắm nhằm hạn chế thành phần clo có trong nước làm da bé bị khô.​

-Tắm cho bé không nên dùng quạt sưởi vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da trẻ khô hơn.

- Các mẹ lưu ý, để giữ cho da bé được mịn màng trước khi tắm hãy massage cho bé với tinh dầu dưỡng, cách này vừa có thể loại bỏ được da chết, vừa toàn hoàn máu tốt.

- Chọn dùng nước xả vải và nước giặt dành riêng cho em bé. Những sản phẩm này làm mềm vải, mùi hương và độ tẩy rửa dịu nhẹ, ít thành phần hóa học, an toàn cho da bé.

- Cho bé dùng sữa tắm hay kem dưỡng ẩm nguồn gốc tự nhiên, tăng cường độ ẩm, ít kích ứng, không làm khô da hay bí tắc lỗ chân lông. Lưu ý nên dùng thử trên một vùng da trước khi dùng toàn thân, kiểm tra xem bé có bị dị ứng với sản phẩm đang dùng không. Nếu có, ngưng ngay và đưa bé đi gặp bạn sĩ bạn nhé!

Dấu hiệu da trẻ sơ sinh bị khô mẹ nên đưa đi khám bác sĩ

Da trẻ sơ sinh bị khô bình thường thì không có vấn đề gì, mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc ở trên. Tuy nhiên, nếu xuất hiện với những dấu hiệu dưới đây thì mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Da bé bị khô kèm theo ngứa và xuất hiện những mảng đỏ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở da bé.
 

Ảnh minh họa

Một vài chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá, chứng bệnh này được biểu hiện với những lớp vảy cá xếp thành từng lớp trên da của bé. Chính vì vậy, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời giúp bé thoát khỏi bệnh về da nghiêm trọng này.

Ngoài ra, khi da bé xuất hiện mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức cũng nên thực hiện mang trẻ nhanh chóng đi khám bác sĩ

Da trẻ sơ sinh bị khô, đây là bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng, nếu biết cách chăm sóc bé yêu nhà bạn sẽ không bị khô da và không mắc những vấn đề về da. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho các mẹ trong việc chăm sóc bé yêu.

Link bài gốc

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang