Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người

Từ lúc mang song thai với nguy cơ biến chứng cao cho đến khi sinh ra hai em bé sinh non yếu ớt, hiện tại hai cậu bé nay đã lớn bổng, nhanh nhẹn và khỏe mạnh.

Hành trình từ cột mốc phát hiện có thai cho đến ngày sinh nở trọn vẹn của mỗi người mẹ thường chẳng ai giống ai. Nhưng với chị Phương Thảo (27 tuổi, hiện đang sống tại Nhật Bản) thì hành trình này có lẽ lại đặc biệt hơn cả, khi chị mang thai đôi và phải trải qua rất nhiều gian truân vì bị biến chứng thai kỳ, phải mổ gấp khi mới được hơn 34 tuần tuổi. Mà mỗi khi nhìn lại những sóng gió đã qua, chị Thảo vẫn thấy quả thực may mắn và kỳ diệu.

Nguy cơ mắc phải hội chứng truyền máu song thai

Những tháng đầu thai kỳ, hai bé hoàn toàn khỏe mạnh, chị Thảo vẫn thăm khám thai đều đặn ở bệnh viện. Nhưng đến tuần 24 của thai kỳ, bác sĩ bảo thai có chút vấn đề, đó là khi chị thực sự lo lắng. “Theo lời bác sỹ tư vấn thì có khả năng rất lớn là mình đang mắc phải hội chứng truyền máu song thai thường gặp ở song thai cùng trứng, chung bánh nhau nhưng khác túi ối, tỉ lệ 1/10.000 ca”.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 1.

Chị Thảo khi mang thai tháng thứ 6. Cả thai kỳ chị chỉ tăng khoảng 12kg.

Khi mắc phải hội chứng này thì sẽ có 1 thai nhận được nhiều máu hơn thai kia, dẫn đến sự phát triển lệch giữa 2 thai. Thai nhận quá nhiều máu sẽ phát triển hơn, nhưng kèm theo sẽ bị suy tim. Thai còn lại nhận quá ít sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu oxy... khả năng giữ được cả 2 thai là rất khó. Nghe những thông báo ấy, cả hai vợ chồng chị Thảo đã thực sự hoang mang, còn chị gần như khóc mỗi ngày.

Sau 4 tuần theo dõi tại tại bệnh viện ở thành phố đang sống, chị Thảo được bác sỹ chỉ định chuyển đến một bệnh viện hiện đại hơn ở thành phố lớn. Ở bệnh viện này, sau khi thăm khám và hội ý trong 1 giờ, các bác sỹ đã đưa ra thông tin mới cho vợ chồng chị. Đó là chị không mắc phải hội chứng truyền máu song thai mà bị nhau tiền đạo thường gặp ở đa thai cùng trứng, chung bánh nhau nhưng khác túi ối.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 2.

Sau 24 tuần thai bình yên, chị phải bước vào những ngày tháng sóng gió.

Hiện tượng này không những ảnh hưởng đến sự phát triển của thai mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ. Trong đó một thai có vị trí bám nhau kém nên sẽ nhận được ít dinh dưỡng hơn thai còn lại. Ngoài ra, sẽ có kèm theo những cơn gò tử cung thường xuyên kéo dài, nếu không can thiệp kịp thời thì khả năng sảy thai, sinh non sẽ rất cao, và có khả năng không giữ được 1 trong 2 thai.

Chị Thảo đã được chỉ định nhập viện ngay lập tức và phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt (MFICU). Lúc này thai được 28 tuần.

Thuốc được truyền 24/7, nằm trên giường bệnh suốt 7 tuần không được bước chân ra khỏi phòng

Đó là những ngày tháng gian nan vô cùng với chị Thảo khi phải nằm trong MFICU. “Thuốc được truyền 24/7 trong suốt thời gian nằm viện. Việc truyền thuốc giúp hạn chế những cơn gò tử cung, nhằm kéo dài thai kỳ. Việc di chuyển của mình phải hạn chế tối đa. Mình phải nằm trên giường bệnh suốt 7 tuần mà không được bước chân ra khỏi phòng bệnh”, chị Thảo kể lại.

Mỗi ngày bác sỹ sẽ thăm khám và đo độ gò tử cung (NST) 2 lần. Việc tắm cũng phải hạn chế tối đa. Mỗi tuần chỉ được tắm 1 lần, nên mỗi ngày điều dưỡng sẽ giúp chị lau người và thay quần áo. Kể cả việc lấy trà để uống mỗi ngày, việc gội đầu cũng do điều dưỡng làm giúp chị Thảo. Thế nhưng, việc truyền thuốc cũng chỉ giúp chị kéo dài thai kỳ đến hết 34 tuần. Sang tuần thứ 35, chị được ngưng truyền thuốc, nhưng vẫn phải truyền dịch và được chuyển sang nằm phòng thường.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 3.

Bé sinh non yếu ớt khi được 34 tuần 3 ngày.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 4.

Sau sinh, chị được về nhà, nhưng con vẫn phải ở lại bệnh viện để theo dõi.

Đến ngày thứ 3 của tuần 35, chị Thảo bắt đầu đau bụng nhiều và có những cơn gò liên tiếp xuất hiện. Tối hôm đó, chị được chuyển sang phòng mổ, thực hiện sinh ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn của cả 3 mẹ con. May mắn là hai bé trai Phúc An và Xuân An chào đời khỏe mạnh trong sự vỡ òa cảm xúc của gia đình. Một bé nặng 2,2kg và 1 bé nặng 2kg.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 5.

Hai bé chào đời trong sự vỡ òa cảm xúc nhưng lại vẫn phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt.

Thế nhưng vì sức khỏe quá yếu, hai bé được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt nhi khoa (NICU). Còn chị Thảo, cơ thể cũng rất yếu ớt nên đến ngày thứ 3 sau sinh mới gượng dậy đi thăm con được. Rồi mỗi ngày chị đều chăm chỉ vắt sữa, gửi điều dưỡng mang đi trữ đông để khi vào thăm con, chị sẽ tự mang sữa cho con. Ngày thứ 7 sau khi sinh, chị Thảo được về nhà. Nhưng hai bé vẫn phải ở lại bệnh viện để bác sỹ chăm sóc và theo dõi.

Những ngày tháng chăm con vất vả, căng thẳng đến mất sữa

Khi về nhà, chị Thảo phải gượng dậy để tự chăm sóc bản thân sau sinh, bởi chồng chị còn bận đi làm và xung quanh không có người thân giúp đỡ. Mỗi ngày, chị vắt sữa đều đặn để trữ đông cho con. Đến cuối tuần, 2 vợ chồng chị lại cùng nhau đi thăm con, mang sữa vào cho 2 bé bởi bệnh viện ở rất xa nhà.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 6.

Hai bé sau khi sinh hơn 3 tuần.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 7.

Và khi được gần 6 tháng tuổi.

Sau 1 tháng, đón 2 bé về, vợ chồng chị lại bước vào "trận chiến" mới. Đó là khi 2 vợ chồng loay hoay với việc phải chăm sóc hai bé sinh đôi còn non nớt. Thế nhưng trộm vía là cả hai bé đều rất ngoan, không quấy, không khóc đêm, ít bệnh vặt nên hai vợ chồng cũng cảm thấy bớt căng thẳng phần nào, phối hợp nhịp nhàng với nhau. “Sáng ông xã đi làm, mình chăm 2 bé. Trưa 2 bé ngủ, mình cũng tranh thủ nằm ngủ 1 lúc rồi dọn dẹp, giặt giũ, nấu ăn. Tối ông xã luân phiên giúp mình chăm 2 bé, thức đến 12h đêm cho bé ti thêm 1 cữ sữa nữa rồi mới ngủ. Mình thì sau 12 đêm đến sáng, thức vắt sữa rồi cho con ti”.

Cũng trong những tháng đầu, việc chăm con vất vả và thiếu ngủ triền miên khiến chị Thảo rơi vào trạng thái căng thẳng và mất dần sữa mẹ: “Sau khi sinh, mình có sữa ngay. Thế nên dù nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, hai bé vẫn được ăn sữa mẹ hoàn toàn. Mỗi cứ 3h, mình lại vắt được khoảng 250ml. Thế nhưng sau này mình bị căng thẳng nhiều nên sữa mẹ ít dần, phải bổ sung thêm sữa công thức. Và đến khoảng tháng thứ 7 thì mình mất sữa hoàn toàn”.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 8.

Hai bé khi được 10 tháng tuổi.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 9.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 10.

Mẹ Việt kể lại hành trình mang song thai phải truyền thuốc 24/7 và 1 tay chăm hai con ở nơi đất khách quê người - Ảnh 11.

Gia đình hạnh phúc của chị Thảo.

Cuối cùng, chị đành chấp nhận việc nuôi con bằng sữa công thức sau đó và cố gắng vui vẻ để đảm bảo vững vàng tinh thần khi chăm con. Mỗi cuối tuần, cả nhà lại cùng nhau ra ngoài chơi. Và mỗi tháng, hai vợ chồng chị Thảo lại đưa con đi khám sức khoẻ định kỳ một lần. “Ngày qua ngày như vậy, thoắt cái thấy con đã lớn. Đến nay, 2 bé đã được gần 2 tuổi. Nhìn lại quãng thời gian đi qua thật dài nhưng cũng thật nhanh”, chị Thảo chia sẻ.

Cũng theo lời kể của chị Thảo, hai bé tuy là sinh đôi cùng trứng nhưng ngoại hình và tính cách lại có đôi chút khác biệt. Trong khi bé anh trính trầm lặng, thích quan sát, hay nhường nhịn em, rất ra dáng của 1 người anh, thì bé em lại lém lỉnh hơn, hoà đồng hơn và cũng nũng nịu hơn, đặc biệt hay bày trò. Hai bé đã được bố mẹ cho đi nhà trẻ để làm quen với môi trường mới nên dần trở nên hòa đồng, hoạt bát hơn rất nhiều.

Theo Helino

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang