Mẹo vặt gia đình: 6 tip cực nhỏ nhưng siêu lợi hại khi nấu cơm bằng nồi cơm điện

(lamchame.vn) - Nấu cơm bằng nồi cơm điện tưởng chừng rất đơn giản, nhưng để nấu được nồi cơm ngon miệng và giá trị dinh dưỡng cao không hề dễ. Có những thói quen sai lầm khi nấu cơm bạn phải dừng ngay nếu không muốn hại cả gia đình.

1. Không rửa ruột nồi cơm trước mỗi lần nấu

Trước khi nấu cơm cần rửa ruột nồi sạch sẽ, tránh cho việc cơm nguội cũ vẫn bám dính lại dưới đáy nồi. Khi đó, cơm cũ cơm mới bị trộn lẫn vào nhau dễ dẫn đến cơm có mùi khó chịu, nhanh bị thiu hỏng.

2. Không vệ sinh lau rửa vỏ và vung nồi cơm thường xuyên

Vung nồi cơm điện thường bị bẩn sau mỗi lần nấu vì nước cơm bắn vào. Chính vì vậy, trước khi nấu cơm bạn phải rửa vung thật sạch để không bị men bám vào cơm dễ bị hỏng và có mùi mốc.
Ngoài ra bạn nên vệ sinh vỏ nồi cơm điện thường xuyên định kỳ để tránh ẩm mốc và vi khuẩn có hại bám dính gây mất vệ sinh an toàn.

3. Chọn gạo có mùi thơm nức mũi

Các gia đình hiện nay thường muốn ăn các loại gạo có mùi thơm, các loại gạo lai ăn sẽ dẻo và ngon hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng cần cảnh giác bởi gạo quá thơm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Theo KS hóa thực phẩm Hồ Thị Thu Thủy, để gạo thơm và bảo quản được lâu hơn, người bán gạo thường sử dụng các hương liệu tạo mùi, giữ cho mùi được thơm lâu hơn. Cái đáng sợ là như chúng ta đã biết, các hương liệu tạo mùi thường không có nguồn gốc rõ ràng và khả năng cao sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bởi vậy, khi mua gạo, người tiêu dùng nên chọn những hạt gạo trắng, dài và không bị gãy vụn, không chọn những hạt gạo dị dạng, có màu lạ. Đặc biệt không nên mua những loại gạo có mùi thơm lạ, thơm sực quá mức. Trước khi mua gạo chúng nên bỏ nắm gạo trên tay để ngửi để phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.

4. Vo gạo quá kĩ

Phần lớn các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ,… của gạo đều nằm ở lớp vỏ ngoài. Phần lõi gạo chủ yếu là tinh bột, đường bột. Mà vỏ gạo chứa nhiều dinh dưỡng lại rất dễ tan vào nước, dễ bay hơi trong khi nấu.


 

6 mẹo mấu cơm băng nồi cơm điện hình ảnh
 


Chính vì thế, việc vo gạo quá kỹ có thể làm mất lớp vỏ ngoài của gạo. Khi đó, gạo chỉ còn lõi đường bột, dễ gây béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,…

Để tránh làm mất chất dinh dưỡng từ gạo, tuyệt đối không chà xát gạo bằng tay nhiều lần. Khi nấu tránh mở nắp nồi cơm nhiều lần để hơi gạo không bị thoát ra ngoài dẫn đến mất chất có lợi cho sức khỏe.

5. Nấu cơm với nước lạnh

Việc dùng gạo nấu cơm bằng nước lạnh đang tồn tại ở rất nhiều các gia đình. PGS.TS Nguyên Văn Hoan (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Lúa tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội), nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh dù nấu bằng nồi cơm điện hay nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi. Bởi vì, nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất.

Theo BS Liên, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.

Việc nấu cơm bằng nước sôi, đậy kín vung để giữ nhiệt tránh cho gạo tiếp xúc với không khí giúp lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

6. Mở vung ngay khi nồi cơm điện nhảy sang chế độ hâm nóng

Thông thường khi nấu bằng nồi cơm điện nó sẽ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này thì sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi. Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng (warm) rồi mới rút phích cắm. Sau đó bạn lại cắm thêm 5 phút nữa thì cơm sẽ dẻo và rất ngon.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang