Mệt mỏi vì phải dọn đồ chơi vương vãi khắp nhà, mẹ bỉm nghĩ ra kế "tất cả sẽ biến mất" và cái kết ngỡ ngàng

Những điều xảy ra sau đó với 2 con trai khiến người mẹ trẻ giật mình nhận ra rất nhiều điều mà trước đó chị chưa từng nghĩ tới.

Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là các bé trong độ tuổi 1-3, giai đoạn nghịch ngợm và thích khám phá mọi thứ xung quanh vẫn thương than thở rằng cảm thấy quá ngán ngẩm cảnh đồ chơi vương vãi khắp nhà mỗi ngày. Ngày nào cũng vậy, sau khi con cái đã ngủ say là bố mẹ lại vất vả dọn dẹp đống hỗn đỗn trong phòng.

Chị Nguyễn Thị Thùy Nhiên (32 tuổi, sống tại Sài Gòn) cũng ngày ngày phải đối mặt với tình trạng như vậy. Một đêm nọ, khi ngồi giữa mớ hỗn độn đồ chơi, chị đã bất ngờ nghĩ ra một ý tưởng đó là cất toàn bộ những món đồ này khỏi tầm mắt của các bé. Trong lòng người mẹ trẻ háo hức nghĩ chắc hẳn khi bé thấy đồ chơi biến mất sẽ khóc lóc thảm thiết rồi tự nhủ phải cất dọn đồ gọn gàng để không bị lũ chuột lấy đi. 

Mệt mỏi vì phải dọn đồ chơi vương vãi khắp nhà, mẹ bỉm nghĩ ra kế

Hai con trai của chị Thùy Nhiên.

Thế nhưng, trái ngược hoàn toàn với những gì chị Nhiên nghĩ, câu chuyện xảy ra sau đó khiến chị học thêm được 3 điều mà trước nay dù vẫn diễn ra hàng ngày nhưng chính chị lại vô tình bỏ qua. 

Bọn trẻ vẫn hạnh phúc với rất ít đồ chơi

Ban đầu mình cũng có chút lo ngại là bọn trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy buồn chán khi không có gì để chơi và sẽ quay sang quấn lấy bố mẹ. Thế nhưng, trái ngược với suy đoán của mình, chỉ với 1, 2 cuốn truyện tranh, vài tấm gỗ ép nhỏ, 2 thùng giấy rỗng và ít miếng lắp ghép còn sót lại, chúng đã bắt đầu sáng tạo nên vô số trò chơi thú vị của riêng mình.

Sau khi ngồi nghiền ngẫm mấy cuốn truyện tranh, chúng biến những tấm gỗ ép thành những chiếc xe trượt xuống con đường dốc là chiếc thùng carton úp ngược. Rồi những miếng lắp ghép trở thành những chú cá, được 2 người ngư dân tí hon câu lên từ biển, cho vào thùng chở về nhà... và rất rất nhiều những câu chuyện khác mà chúng có thể nghĩ ra! Tiếng nói ríu rít, tiếng cười vui vẫn vang khắp nhà như chưa từng có cuộc "càn quét ngầm" trước đó của mẹ. Và trong những ngày ấy, bọn trẻ chưa 1 lần nhắc lại những gì chúng đã bị lấy mất!

Mệt mỏi vì phải dọn đồ chơi vương vãi khắp nhà, mẹ bỉm nghĩ ra kế

Hai bé trai tự sáng tạo trò chơi mới từ những món đồ còn sót lại sau khi mẹ "hô biến" toàn bộ đồ chơi.

Liệu chúng ta có đang kìm hãm sự sáng tạo của trẻ bằng cách cho chúng quá nhiều thứ

Khi bọn trẻ có quá nhiều lựa chọn, nhiều hơn những gì con thật sự cần, thì con đâu còn nhiều động lực để phải cố suy nghĩ, biến tấu và sáng tạo, nhỉ? Bọn trẻ chơi những món đồ chơi theo đúng những chức năng được thiết kế sẵn dành cho chúng: xe chỉ là xe, quả bóng dùng để đá, những miếng hình lắp ghép được đặt cùng nhau thành bức tranh hoàn chỉnh... 

Nhưng, khi bạn đưa cho con rất ít lựa chọn, hoặc những món đồ không hề liên quan với nhau, chiếc bóng đèn sáng tạo sẽ bắt đầu được kích hoạt, con suy nghĩ, tư duy... và những ý tưởng chợt lóe lên đó có thể còn thú vị đối với con hơn việc được bao vây bởi cả một biển những món đồ chơi!

Mệt mỏi vì phải dọn đồ chơi vương vãi khắp nhà, mẹ bỉm nghĩ ra kế

Hai anh em vẫn vô cùng vui vẻ dù chẳng có nhiều đồ chơi.

Con đang trở nên "cả thèm chóng chán"

Ngay từ đầu, mình đã có tư tưởng là không mua cho con quá nhiều đồ chơi, và đôi khi biến vật dụng trong nhà thành đồ chơi cho con. Con rất thích thú và say mê. Thế nhưng, theo thời gian, qua các dịp sinh nhật, lễ tết, núi đồ chơi cứ thế cao dần...

Có thể khi được tặng một món đồ mới, con tỏ ra rất vui sướng và say mê chơi. Nhưng chỉ khoảng vài ngày sau, chúng đã bị xếp vào 1 xó! Con cũng không còn yêu thích, nâng niu từng món đồ chơi như trước nữa.

Mệt mỏi vì phải dọn đồ chơi vương vãi khắp nhà, mẹ bỉm nghĩ ra kế

Bà mẹ 2 con cảm thấy rất bất ngờ vì những sự việc xảy ra sau khi thực hiện kế hoạch "đồ chơi biến mất".

Và khi khuynh hướng "cả thèm chóng chán" này đã hình thành, con cũng bắt đầu đòi hỏi được mua đồ chơi mới nhiều hơn. Mình cũng tự hỏi bản thân: Vì sao nhà mình vẫn ngập đồ chơi dù mình không hề mong muốn điều? Và mình cũng đã tìm được một vài câu trả lời cho chính mình. Đó là:

- Mình không muốn con mình bị thua thiệt so với những đứa trẻ khác, và đôi khi điều đó đồng nghĩa với việc mình cho con những thứ con không thật sự cần!

- Mình muốn cho con những thứ mà lúc nhỏ mình không có được để bù đắp cho những thiếu thốn của bản thân mình hồi nhỏ.

- Khi ai đó có thành ý muốn tặng quà cho con, mình chưa biết cách để từ chối hoặc gợi ý cho họ những món đồ con đang thực sự cần.

Vậy, làm thế nào để biết được con thực sự cần gì? Đây là câu hỏi mà chỉ có bố mẹ, trong quá trình quan sát và dạy con mới có thể tìm được câu trả lời. Mình vẫn sẽ tham khảo những gợi ý ở bên ngoài, nhưng sẽ nhìn vào con để quyết định.

Mệt mỏi vì phải dọn đồ chơi vương vãi khắp nhà, mẹ bỉm nghĩ ra kế

Hai cậu bé rất thích khu vườn nhỏ, thường xuyên chơi đùa và đọc truyện ở đây.

Chia sẻ thêm về câu chuyện của mình, chị Thùy Nhiên cho biết dù vậy, sau khi thực hiện "hô biến" tất cả đồ chơi khỏi tầm mắt của các con, chị vẫn nhận về kết quả như bản thân mong muốn. Sau nhiều lần gợi mở thì hai con trai của chị Nhiên đã hình thành được thói quen thu dọn đồ chơi để có một căn phòng gọn gàng, sạch đẹp. 

"Hiện tại đồ chơi 2 bé chỉ có ít xe và dùng những thùng hộp trong nhà để chế thành đồ chơi riêng cho mình. 2 bé cũng thích đọc truyện và chơi ngoài chiếc vườn nho nhỏ của ba nữa. Kế hoạch thành công với ông anh, và tạo nên 1 chút thay đổi tích cực từ cậu em đang tuổi nổi loạn", bà mẹ 2 con hài hước chia sẻ. 

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang