Trong thời đại mà vấn đề sức khỏe tinh thần nhận được sự ưu tiên của nhiều người, việc tập trung đầu tư để cải thiện, điều trị hay ngăn chặn những câu chuyện liên quan cũng trở nên ngày càng phát triển. Theo đó, ngành Tâm lý học cũng nhanh chóng vươn lên trở thành ngành "trọng điểm" trong mỗi mùa tuyển sinh với điểm chuẩn cao ngất ngưỡng, cùng với đó là lượng lớn người đăng ký theo học.
Năm nay, điểm chuẩn ngành Tâm lý học tại một số trường có xu hướng tăng, cao nhất lên đến gần 29 điểm/3 môn thi. Điển hình như trường Đại học Y Hà Nội ghi nhận điểm chuẩn cho ngành này ở khối C00 là 28,83 điểm, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM gây choáng với điểm chuẩn cán mốc 28,3...
Điều này minh chứng cho sự phổ biến và phát triển của ngành nghề trong xã hội ngày nay, cũng như vị thế và sự tin tưởng của nhiều người đối với Tâm lý học. Những năm gần đây, điểm chuẩn có xu hướng tăng cao đã phần nào cho thấy độ "nhận diện" của ngành học này trong vấn đề giáo dục.
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng liên quan đến tâm lý và nội tâm con người, cùng với đó là các vấn đề trong hành vi, tinh thần, tư tưởng... Bên cạnh đó, ngành học còn tập trung vào việc khám phá và làm sáng tỏ bản chất thông qua những yếu tố tác động, từ đó cung cấp và phân tích về tư duy, cách thực hiện và lý giải hành vi.
Thời điểm hiện tại, Tâm lý học đã đưa vào chương trình dạy học với nhiều nhóm chuyên ngành khác nhau như: Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học phát triển trẻ em và vị thành niên, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học đường, Tham vấn tâm lý... Cùng với đó là các lĩnh vực chuyên sâu sẽ được đào tạo đối với sinh viên theo đuổi chuyên ngành trong lĩnh vực này.
Mặc dù vậy có nhiều bước "khởi phát", vẫn có rất nhiều những người chưa thật sự hiểu về nhóm ngành nghề này, cũng như lo lắng về cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Trước vấn đề này, không ít chuyên gia đã đưa ra dự báo về sự phát triển của Tâm lý học với sự khát nhân lực cao và cơ hội việc làm đa dạng sau khi ra trường.
Sau khi tốt nghiệp từ Tâm lý học, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý, giảng viên, huấn luyện viên sức khỏe tinh thần, giảng dạy kỹ năng sống, nghiên cứu khoa học... Cùng với đó là mức thu nhập hứa hẹn và đãi ngộ xứng đáng tương xứng với các vị trí việc làm khác nhau.
Mức thu nhập của các cử nhân tốt nghiệp Tâm lý học vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực theo đuổi. Với vị trí chuyên viên điều trị tâm lý có 2 năm hoạt động sẽ có mức lương khoảng 12-18 triệu/tháng, trong khi đó giảng dạy kỹ năng sống hay giáo viên tâm lý sẽ giao động khoảng 8-10 triệu/tháng. Đối với các vị trí chuyên viên tâm lý tuyển dụng sẽ từ 10-15 triệu/tháng với trên 2 năm kinh nghiệm...
Tổng hợp
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.