Năm 2020 Cán bộ, Công chức, Viên chức sinh con thứ 3 trường hợp nào sẽ bị kỷ luật?

(lamchame.vn) - Do một số lí do mà số lượng viên chức sinh con thứ 3 không phải là ít. Vậy với quy định pháp luật hiện nay thì viên chức sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Viên chức sinh con thứ 3 có bị kỷ luật?

Như đã biết thì trước đây để thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước chủ trương cấm cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3. Tuy nhiên,Nghị định 176/2013/NĐ-CP ra đời đã bãi bỏ nội dung: "Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên sẽ bị xử lý theo quy định của Chính phủ".
 

vien-chuc-sinh-con-thu-3.jpg

Viên chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỉ luật?

Điều này có nghĩa pháp luật hiện tại không cấm việc cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.

2. Trường hợp sinh con thứ 3 không bị kỷ luật

Đây là các trường hợp không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

Như vậy thực tế cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình sẽ không vi phạm pháp luật nhưng vẫn có thể bị xử lý kỉ luật theo quy định của cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác.

Nguồn: Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang