Nên hay không cho con học thêm ngôn ngữ thứ 2?

(lamchame.vn) - Chị Thanh cho rằng, việc con biết nhiều ngôn ngữ chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh. Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi "người người nói tiếng Anh, nhà nhà biết tiếng Anh".

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em biết nhiều ngôn ngữ sẽ có trí tưởng tượng tốt hơn và linh hoạt hơn trong suy nghĩ. Học ngoại ngữ cũng giúp cải thiện sự hiểu biết của một đứa trẻ về ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng. Nó mở cánh cửa ra các nền văn hóa khác và giúp trẻ hiểu, đánh giá cao mọi người từ các quốc gia. Đơn giản hơn, học ngoại ngữ đem lại niềm vui cho mọi đứa trẻ.

Vì vậy, với câu hỏi: Nên hay không cho con học thêm một ngôn ngữ thứ 2, chị Lê Phương Thanh (ở Hà Nội, hiện làm mẹ  của hai bạn Thỏ 8 tuổi và Cún 3 tuổi) cũng như nhiều phụ huynh khác, tất nhiên sẽ đồng ý với câu trả lời: RẤT NÊN. 

Chị Thanh cho rằng, việc con biết nhiều ngôn ngữ chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh. Nhất là ở thời điểm hiện tại, khi "người người nói tiếng Anh, nhà nhà biết tiếng Anh" thì việc con có thể sử dụng thành thạo một vài ngoại ngữ chắc chắn sẽ khiến con khác biệt hơn đám đông. Ngoài ra, đó cũng là điểm cộng giúp con sẽ thể dễ dàng xin học bổng đi du học và cả xin việc làm sau này, đặc biệt là ở đất nước nói thứ tiếng đó. 

 
Nên hay không cho con học thêm ngôn ngữ thứ 2? Bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ loạt bí quyết hữu ích - Ảnh 1.

Chị Lê Phương Thanh

Bé Thỏ con chị Thanh hiện tại sử dụng song song 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, giao tiếp tự tin với người nước ngoài, đọc được sách truyện tiếng Anh với trình độ tương đương các bạn bằng tuổi bản ngữ. Đây là giai đoạn chị muốn cho Thỏ học thêm ngoại ngữ thứ hai ngoài tiếng Anh.

Theo chị Thanh, qua nghiên cứu một vài tài liệu, chị được biết có 2 giai đoạn tốt nhất để con tiếp cận học 2 - 3 ngoại ngữ (ngoài tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt) đó là:

Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi

Thông thường, giai đoạn 3 - 6 tuổi được coi là "giai đoạn vàng" để con học ngôn ngữ. Nếu có phương pháp giáo dục phù hợp các con có thể học đến 2 – 3 ngoại ngữ cùng một lúc. Tuy nhiên, có một nhược điểm ở giai đoạn này là do con còn quá nhỏ nên khả năng con có thể bị nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ nếu được tiếp cận quá nhiều ngôn ngữ cùng một lúc. Giai đoạn này tiếng Việt và tiếng Anh là quá đủ.

Giai đoạn từ 6 - 9 tuổi

Ở giai đoạn này não bộ của con đã tương đối phát triển nên rất phù hợp để học thêm ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Lúc này con đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các hệ ngôn ngữ. Tất nhiên nếu bé lớn hơn độ tuổi này bố mẹ vẫn hoàn toàn có thể cân nhắc việc học ngoại ngữ khác ngoài Tiếng Anh bởi trong bất kì mọi việc, bé cần sự hứng thú là đủ.

Chọn ngoại ngữ nào để cho con học?

Có rất nhiều ngôn ngữ để bố mẹ có thể lựa chọn như: Tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ba Nha, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn... Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào sở thích của con (hoặc sở thích của bố mẹ), định hướng của gia đình... rất nhiều yếu tố để cân nhắc lựa chọn.

Cá nhân chị Thanh lựa chọn cho Thỏ học tiếng Tây Ban Nha bởi những lý do sau:

Thứ nhất, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Vì vậy, có thể nói cơ hội tiềm năng cho những người biết tiếng Tây Ban Nha là vô cùng tiềm năng và việc biết ngôn ngữ này sẽ là một lợi thế rất lớn cho bé sau này.

Thứ hai, sự "tương đồng" giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh: Việc Thỏ đang học và biết cơ bản về tiếng Anh sẽ là một lợi thế giúp Thỏ có thể tiếp cận tiếng Tây Ban Nha nhanh và dễ dàng hơn. Lý do là vì nguồn gốc đều bắt nguồn từ tiếng La Tinh nên cấu trúc tiếng Tây Ban Nha sẽ không quá khó hiểu đối với những người đã biết tiếng Anh (tương tự với tiếng Pháp, tiếng Đức và một số tiếng khác).

Với các ngôn ngữ "khác hẳn" tiếng Anh và tiếng Việt như: Tiếng Trung, tiếng Hàn hay tiếng Nhật ban đầu có thể gây khó khăn, vì thế chị Thanh quyết định chọn cái "dễ hơn" để làm trước.

"Cũng nhờ sự tương đồng này, Thỏ hoàn toàn có thể dùng tiếng Anh để học tiếng Tây Ban Nha. Mình thấy rằng các tài liệu, kênh Youtube... dạy tiếng Tây Ban Nha phần lớn đều sử dụng tiếng Anh để giảng dạy. Đây cũng là một cách giúp phát triển cả 2 ngoại ngữ tốt cùng một lúc", chị Thanh chia sẻ.

 Công cụ tốt nhất để giúp bé tiếp cận thêm một ngoại ngữ khác 

Nếu bố mẹ hoàn toàn không biết gì về tiếng Tây Ban Nha, theo chị Thanh, có thể phải tìm "tutor" riêng cho con (tức là tìm giáo viên dạy tiếng Tây Ban Nha 1 - 1). Chị Thanh sử dụng một ứng dụng học ngoại ngữ online 1-1 giúp con được giao tiếp học tập với giáo viên nước ngoài có chất lượng tốt và giá thành rẻ. 

Trên ứng dụng này có các thầy cô dạy tiếng Anh, tiếng Tây Bna Nha, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn,... Riêng với tiếng Tây Ban Nha thì có khoảng gần 12.000 giáo viên (chỉ sau tiếng Anh). Tuy nhiên, việc cho con học tutor trên ứng dụng nên thực hiện ở giai đoạn sau, sau khi con đã có ít nền tảng về tiếng Tây Ban Nha.

"Do Thỏ đã lớn nên thời gian sử dụng thiết bị điện tử không cần phải quá hạn chế như giai đoạn trước, hơn nữa khả năng tiếp thu giờ cũng đã cải thiện khá nhiều (do quen học online) nên mình quyết định cho Thỏ học qua app. 

Một ứng dụng học tốt sẽ giúp con vượt qua giai đoạn "đóng băng" ban đầu. Mình tạm gọi thế tức là giai đoạn chưa biết gì về ngôn ngữ đó. Qua một thời gian sử dụng app học, con sẽ có được một lượng từ vựng, các cụm từ cơ bản để giao tiếp và có được khả năng nghe nhất định đối với ngôn ngữ đó. Sau đó mình mới tính đến việc chọn tutor trên ứng dụng hoặc tiếp cận các tài liệu nâng cao hơn.

Nên hay không cho con học thêm ngôn ngữ thứ 2? Bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ loạt bí quyết hữu ích - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Sau khi tìm hiểu các loại app dạy tiếng Tây Ban Nha, mình có tìm được một app dành cho các bé muốn học ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ mà bố mẹ không biết bắt đầu từ đâu", bà mẹ hai con chia sẻ.

Dự tính của chị Thanh, sau khi Thỏ học tiếng Tây Ban Nha (ở mức sử dụng cơ bản), lên lớp 6 chị sẽ cho con học thêm một ngôn ngữ nữa do con tự lựa chọn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang