NGÔI LÀNG ĐỎ dài tận 30km với hơn 100 năm tuổi ở miền Tây khiến người ta phải thốt lên "NHƯ KỲ QUAN THẾ GIỚI", đẹp và mê hoặc một cách khủng khiếp!

Ngôi làng này còn được người ta gọi với cái tên là 'Vương quốc đỏ', nhìn xa xa thật sự nơi này có quá nhiều sự khác biệt.

Ngôi làng đỏ hơn 100 năm tuổi khiến người ta phải thốt lên

Toàn cảnh "Ngôi làng đỏ" hay còn được mọi người gọi là "Vương quốc đỏ" tại miền Tây.

 "VƯƠNG QUỐC ĐỎ" - NGÔI LÀNG KIỆT TÁC ĐƯỢC TẠO NÊN TỪ NHỮNG ĐÔI BÀN TAY THUỘC 3 DÒNG MÁU VIỆT - KHMER - HOA 

Nói về miền Tây thì hẳn nhiều người sẽ nghĩ nơi này ngoài nổi tiếng về trồng lúa nước, nuôi cá đồng, trồng cây ăn quả,... thì chắc chẳng có nghề nào liên quan đến tính thẩm mỹ!? Thế nhưng quay trở lại vào hơn 100 năm trước, tại một huyện nhỏ thuộc tỉnh Vĩnh Long đã nổi lên một ngôi làng chuyên về nung gạch, làm gốm vô cùng tinh xảo đến mức vào cái thời xa xôi khi mọi thứ còn khó khăn nhất là với việc vận chuyển, thì các sản phẩm được làm từ ngôi làng này đã được mang đi xuất khẩu trên khắp thế giới. Khiến một ngôi làng nhỏ xa xôi bỗng chốc phát triển, và rồi từ vài lò nung sau vài năm đã nhân lên thành hàng nghìn lò. Mở ra cho người dân ở đây một cuộc sống mới, song song đó cũng vô tình tạo nên một ngôi làng đẹp như kiệt tác cho tỉnh Vĩnh Long và cả khu vực miền Tây nói chung. 

Và đấy chính là làng gạch gốm nổi tiếng nằm trên sông Cổ Chiên thuộc huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long ngày nay.

Ngôi làng đỏ hơn 100 năm tuổi khiến người ta phải thốt lên

"Vương quốc đỏ" kéo dài hơn 30km dọc theo kênh Thầy Cai và sông Cổ Chiên thuộc huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

 
 
 

Khi đến ngôi làng này đâu đâu cũng là một màu đỏ của gạch và đất sét đặc trưng, nên người ta thường gọi nó là "Vương quốc đỏ" hoặc "Ngôi làng đỏ" là vì thế.

Do đặc điểm của vùng này được trù phú bởi nguồn mỏ sét nguyên sinh, nên hầu hết các sản phẩm từ gạch tới gốm của làng làm ra đều mang một màu đỏ đặc trưng mà ít nơi nào ở thời đó sánh bằng. Tuy nhiên để có được đồ tốt, sản phẩm tốt và kịp cung cấp cho thị trường thời đó, bà con tại đây đã cất công xây dựng rất nhiều lò nung kích thước lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất. 

Vào thời hưng thịnh, dọc hơn 30km quanh ngôi làng ngày hầu như không có nhà nào mà không có lò nung. Có hộ thậm chí xây 3 - 4 cái. Lò cao nhất lên tới hơn 30m, còn lò nhỏ tầm trung cũng vào khoảng trên dưới 10m. Chúng được xây cất dựa trên kinh nghiệm làm nghề của cộng đồng người Việt, Khmer và người Hoa vốn sinh sống rất đông tại đây vào thời điểm đó. Họ học hỏi nhau từ các tạo nên hình dáng, kết cấu lò, phương pháp đốt cùng quy trình nung để có được một tổng thể toàn diện mà các lò nung sau này vẫn còn áp dụng.

Ngôi làng đỏ hơn 100 năm tuổi khiến người ta phải thốt lên

Cận cảnh chiếc lò lung nổi tiếng của ngôi làng này, suốt hàng trăm năm nay họ vẫn luôn dùng vỏ trấu làm chất đốt nung gạch và các sản phẩm từ gốm của mình.

 
 

Người thợ nung phải thường xuyên túc trực ở lò đốt để tự gia giảm độ nóng của lò.

 
 
 
 

Quy trình sơ lược để làm ra những viên gạch nung màu đỏ nổi tiếng khắp thế giới của làng.

Đặc biệt người ở làng này khi nung gạch hay đồ gốm họ chỉ dùng duy nhất loại vỏ trấu chứ không dùng củi hoặc than như những nơi khác. Theo họ, làm như vậy vừa có thể tận dụng được nguồn vỏ trấu tưởng chừng như không làm được gì sau mùa thu hoạch mà giá thành lại rẻ, tiết kiệm không ít chi phí. Từ đó nó trở thành thói quen, rồi thành đặc trưng riêng trong quy trình nung gạch/gốm của cả vùng.

Ngôi làng đỏ hơn 100 năm tuổi khiến người ta phải thốt lên

Kho trấu nhìn như một kiệt tác.

 
 

Công việc này tuy khá vất vả nhưng những người phụ nữ ở nơi đây vẫn tham gia, dù là bất kỳ công đoạn nào.

NHƯNG LÀNG GẠCH NAY ĐÃ THÀNH "HUYỀN THOẠI", KHÁCH QUỐC TẾ THẢNG THỐT LÊN "ĐẸP NHƯ MỘT KỲ QUAN"!

Tất cả những gì được kể ở trên đều là câu chuyện của khoảng vài chục năm về trước khi mà nhà nhà, người người trong làng đều sống bằng nghề nung gốm, nung gạch này. Đến khoảng hơn 10 năm trở lại đây, mọi thứ đã thay đổi một cách chóng mặt vì sự thoái trào của các dòng sản phẩm làm từ đất sét đỏ khiến nhiều gia đình bắt đầu chuyển sang công việc khác. Hàng nghìn lò nung còn tỏa khói, đỏ lửa bừng bừng mỗi ngày dần vơi đi còn vài trăm lò, rồi vài chục lò. 

Đến nay cả làng chỉ còn vài lò hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Số đông khác để lại loạt tàn tích với các lò nung hàng trăm năm tuổi nằm chơi vơi lạnh ngắt vì đã nhiều năm không được thổi lửa...

VƯƠNG QUỐC ĐỎ hơn 100 năm tuổi ở miền Tây khiến người ta phải thốt lên

Cả một thế giới khác như nằm ẩn sâu trong ngôi làng này. Nếu không nói chắc cũng chẳng mấy ai tin đây là ở miền Tây.

Nhưng thật may mắn rằng vào năm 2020, Phó giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long cho biết hiện sở này cùng Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh, UBND huyện Mang Thít đang mời gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa phát triển du lịch vào "Vương quốc đỏ". Chính vì thế mà trong vài năm trở lại đây, nơi này đã bắt đầu đón nhận không ít lượt khách du lịch trong và ngoài nước tìm tới tham quan. Nhiều du khách xem xong họ phải thảng thốt lên rằng nơi này "NHƯ MỘT KỲ QUAN", "NHƯ MỘT KIỆT TÁC"!

NGÔI LÀNG ĐỎ hơn 100 năm tuổi ở miền Tây khiến người ta phải thốt lên

Khung cảnh vô cùng thơ mộng vào buổi chiều hoàng hôn. Nhìn có khác gì bức tranh nổi tiếng đâu!?

 
 
 

Bạn phải thử một lần tới đây mới hiểu được sự hấp dẫn và quyến rũ của ngôi làng này mang lại.

Với bàn tay con người trải qua hàng trăm năm mà cả ngôi làng gần như giữ nguyên vẹn. Đặc biệt vì là sự kết hợp, giao thoa giữa 3 nền văn hóa Việt - Khmer - Hoa nên nơi này khi nhìn từ xa mang một nét đặc biệt gì đó rất khó mà diễn tả thành lời. Thậm chí chị Anh Thư - một du khách từ TP.HCM đến cũng cho biết: "Nếu không được mấy người bạn sống ở miền Tây giới thiệu thì chắc mình đã không biết sự tồn tại của nơi này. 

NGÔI LÀNG ĐỎ hơn 100 năm tuổi ở miền Tây khiến người ta phải thốt lên
 
 
 
 
 

Để tham quan toàn cảnh ngôi làng mình có thể ngồi thuyền, nhìn vào hai bên bờ là cảnh người dân vẫn đang sinh hoạt thường ngày. Chị em giặt quần áo, rửa đồ, đám con nít thì tắm sông, đùa giỡn,... Cánh đàn ông thì vận chuyển hàng hóa từ thuyền vào trong nhà, trong xưởng,... nhìn rất mới mẻ đối với mình. 

Khi bước vào bên trong ngôi làng, được dắt đi tham quan các lò nung cũ mình thấy nó như một thế giới khác. Giống như ở bên Lào, hay vô rừng Amazone vì nơi này vẫn còn khá hoang sơ. Nói chung là rất tuyệt vời".

NGÔI LÀNG ĐỎ hơn 100 năm tuổi ở miền Tây khiến người ta phải thốt lên
 
 
 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang