Người giàu dạy con tư duy tiền bạc từ sớm, giúp trẻ có ưu thế nổi bật khi vào đời

(lamchame.vn) - Trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng lớn từ cha mẹ của mình. Những hành vi thói quen của các bậc phụ huynh đểu có tác động đến tư duy và nhận thức của trẻ nhỏ. Chính vì thế, việc chú ý giáo dục về tài chính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã được chứng minh tác dụng hiệu quả. Các doanh nhân thành công luôn có những cách thức độc đáo để dạy con họ về tiền bạc.

Tác động của tài chính lên trẻ em

Không có gì ngạc nhiên khi trẻ em tiếp thu thói quen từ cha mẹ mình. Các hành vi liên quan đến tài chính cũng không ngoại lệ, cho dù bố mẹ có nói chuyện về tiền bạc với con cái hay không. Brad Klontz, một nhà tâm lý học lâm sàng và nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận đã khẳng định rằng trẻ em chủ yếu học về tiền từ việc “mô hình hóa” hành vi của cha mẹ.

Người giàu dạy con tư duy tiền bạc từ sớm, giúp trẻ có ưu thế nổi bật khi vào đời - Ảnh 1.

Klontz gọi những hành vi, cảm giác này là “những trải nghiệm chớp nhoáng về tài chính” . Đó là những sự kiện xảy ra trong thời thơ ấu có liên quan đến tiền bạc mà trẻ em có thể hiểu hoặc không hiểu đầy đủ. Những nhận thức này của trẻ tùy thuộc vào việc cha mẹ chúng có giải thích rõ ràng ý nghĩa của chúng hay không.

Cha mẹ bạn có giải thích giá trị của việc tiết kiệm tiền tiêu vặt của bạn không? Họ có giải thích khái niệm đầu tư không? Hoặc, họ chỉ đơn giản là nói với bạn không tiêu nó vì họ đã nói như vậy? Điều hợp lý là cha mẹ nên dạy con cái họ hiểu biết về tài chính. Nhưng trong nhiều trường hợp, tiền bạc có thể là một chủ đề nhức nhối đối với các gia đình. Và cha mẹ có thể không được trang bị để dạy con cái của họ về một chủ đề mà chúng không hề hứng thú.

Klontz nói: “Nhiều bậc cha mẹ không nói chuyện với con cái về tiền bạc bởi vì họ căng thẳng về vấn đề đó và không cảm thấy hài lòng về tiền bạc”. Vấn đề nằm ở chỗ: không phải cha mẹ không muốn giải thích cho bạn vì sao bạn nên tiết kiệm tiền thay vì hoang phí tiền vào những trò chơi vô bổ hay đồ ăn độc hại mà có thể là họ cảm thấy không đủ tự tin về khoản tiết kiệm của mình để giải thích cho con mình.

Một cuộc khảo sát vào tháng 1 của Bankrate cho thấy, hơn một nửa số người Mỹ không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải khoản chi phí khẩn cấp 1.000 đô la; khoảng 20% nhân viên thường xuyên hết tiền trước kỳ nhận lương tiếp theo, con số này tăng từ 15% một năm trước (theo Salary Finance).

Tiết kiệm là bài học đầu tiên

Rose Palazzo, cựu giám đốc kế hoạch tài chính của Morgan Stanley (hiện là giám đốc MoneyGuide tại nền tảng tư vấn Envestnet) cho biết: “Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể dạy con mình là tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Đối với trẻ em, những bài học gắn bó lâu dài nhất là những bài học chúng học được thông qua trải nghiệm”

Người giàu dạy con tư duy tiền bạc từ sớm, giúp trẻ có ưu thế nổi bật khi vào đời - Ảnh 2.

Palazzo khuyến cáo các bậc cha mẹ không chỉ cho con cái họ một khoản tiền tiêu vặt mà hãy cho phép tiêu tiền vào bất cứ việc gì chúng muốn. Điều này giúp họ học và thực hành khái niệm thiết lập mục tiêu. Cô gợi ý các bậc phụ huynh nên cho trẻ thấy cách chúng có thể đặt mục tiêu tiết kiệm cho những món đồ chơi hoặc sự kiện mà chúng muốn đến và hướng tới nó bằng cách dành ra một phần trong số tiền tiêu vặt của chúng.

“Bỏ tiền ra và sau đó có thể mua món đồ chơi đó, đó là điều mà những đứa trẻ nên được trải nghiệm. Trên thực tế, việc áp dụng nó vào thực tế có thể thực sự có ý nghĩa đối với trẻ em”, Palazzo nói.

Mặc dù không thể nói đâu là độ tuổi thích hợp để bắt đầu dạy trẻ về tiền bạc nhưng Palazzo khuyên các bậc phụ huynh nên dạy trẻ bài học về tiết kiệm ngay từ nhỏ. Khi chúng bước vào tuổi thiếu niên, chúng ta có thể bắt đầu tiếp xúc với những chủ đề phức tạp hơn, bao gồm dạy chúng một số khái niệm xung quanh đầu tư và sức mạnh của lãi kép.

Xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc khi còn trẻ có thể mang lại hiệu quả. Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng ghi nhận những bài học kiếm tiền ban đầu mà cha mẹ ông đã dạy cho ông để giúp ông có được thành công như ngày hôm nay.

Khơi gợi hứng thú về tài chính cho trẻ

Theo một cuộc khảo sát gần đây của CNBC và Momentive, một công ty nghiên cứu thị trường: khoảng 83% người trưởng thành ở Mỹ tin rằng cha mẹ là người có trách nhiệm cao nhất trong việc giáo dục con cái họ về kiến thức tài chính.

Một vài cách chúng ta có thể bắt đầu giáo dục con mình chính là sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến, nhận thức về hành vi kiếm tiền và giới thiệu các chủ đề tài chính càng sớm càng tốt.

Người giàu dạy con tư duy tiền bạc từ sớm, giúp trẻ có ưu thế nổi bật khi vào đời - Ảnh 3.

Ông Carissa Jordan, đồng sáng lập của Benjamin Talks, một nguồn thông tin tài chính trực tuyến dành cho cha mẹ và trẻ em đã khẳng định: “Đến 3 tuổi, trẻ hiểu được giá trị. Đến 7 tuổi, trẻ đã phát triển mối quan hệ với tiền bạc. Tuy nhiên, một nửa số cha mẹ không nói chuyện với con cái của họ về tiền bạc, vì vậy có một vấn đề ở đó ”. Nếu chúng ta đang bắt đầu đi sâu vào việc giáo dục về tài chính cho con mình, Jordan cho biết một trong những cách hiệu quả đầu tiên là cho chúng một khoản phụ cấp.

“Trợ cấp giúp trẻ em cảm thấy chúng có trách nhiệm liên quan đến các quyết định về tiền bạc và là một cách tốt để học cách lập ngân sách, tiết kiệm, trì hoãn sự hài lòng với việc chi tiêu hoặc quyên góp tiền cho những người gây quỹ mà chúng thích”, Jordan nói.

Nikki Boulukos, đồng sáng lập Jordan’s Benjamin Talks cũng cho rằng: “Nếu bạn không đủ khả năng tài chính để thiết lập một khoản phụ cấp thì chỉ cần nói về các khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của bạn liên quan đến tiền bạc. Ví dụ bạn đang ở một quán cà phê với con mình, bạn nên nói:‘ Mẹ sẽ lấy cà phê này bằng cách quẹt thẻ tín dụng và tiền từ thẻ tín dụng mẹ sẽ trả cho quán cà phê. Vào cuối tháng, mẹ sẽ lấy tiền từ tài khoản ngân hàng để thanh toán thẻ tín dụng của mình”.

Nếu trẻ được tham gia vào cuộc trò chuyện về tiền ngay từ khi còn nhỏ, điều đó có thể giúp khơi gợi trí tò mò của chúng và có thể khiến chúng thoải mái hơn khi nói về tiền trong nhiều năm tới.

Theo CNBC

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang