Đó là bệnh nhân Đ.T.M.H., sinh năm 1989, nơi ở hiện nay: K8765 Mẹ Nhu, quận Thanh Khê - Đà Nẵng. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 5/5/2021.
10 giờ ngày 29/4 đi trên chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng ra Hà Nội, đến Sân bay Nội Bài lúc hơn 12 giờ. Sau đó thuê xe tự lái ở Nội Bài, tiếp xúc với 2 người chủ cho thuê xe người quận Long Biên. Bệnh nhân ngồi ghế 51E chuyến bay VN160 (2 bệnh nhân mắc Covid-19 ngồi ghế 49C và 50B trên chuyến bay này).
Tại Hải Dương cũng có một trường hợp dương tính với Covid-19 khi đi Đà Nẵng về Nội Bài trên chuyến bay VN160, chuyến bay khởi hành lúc 10 giờ 46 phút ngày 29/4/2021 đến sân bay Nội Bài lúc 12 giờ 10 phút cùng ngày.
Khi về nhà, anh H. có liên hoan với bạn bè. Sau đó, anh H biết được thông tin 02 chuyên gia Trung Quốc mắc Covid-19 đi cùng chuyến bay VN 160 nên đã chủ động khai báo y tế tại Trạm Y tế thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ.
Sau đó được đưa đi cách ly tập trung tại Khoa Truyền Nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương và Viện vệ sinh Dịch tễ trung ương đều dương tính với Covid-19.
Ảnh minh họa.
Trước đó, thành phố Hà Nội cũng ghi nhận bệnh nhân nam, 26 tuổi, có địa chỉ tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Bệnh nhân có liên quan dịch tễ ngồi gần 02 chuyên gia Trung Quốc (nhập cảnh cách ly ngay từ ngày 09-23/4/2021 tại tỉnh Yên Bái) trên chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng đến Hà Nội ngày 29/4/2021.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, trường hợp đi máy bay ngồi gần nhau được xem là tiếp xúc gần với người bệnh. Nguy cơ mắc Covid-19 trên máy bay hoặc các phương tiện khác rất lớn, nhát là người ngồi trong phạm vi 2 hàng ghế kế cận.
Môi trường trên máy bay là không gian kín, ngồi gần nhau, nên nếu không tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân thì nguy cơ lây nhiễm cao.
Thực tế, nước ta cũng đã ghi nhận các trường hợp là có rất nhiều tình huống có thể xảy ra trên máy bay.
Về nguyên tắc, hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang nhưng sẽ có những lúc họ không đeo, vì thế khi ngồi gần ca bệnh họ ho, nói chuyện, hắt hơi có thể làm phát tán mầm bệnh.
Ngoài ra, mầm bệnh có thể có ở trên bề mặt như tay vịn ghế, nắm cửa nhà vệ sinh…, nếu một người chạm tay vào sau đó đưa lên, mắt, mũi, miệng thì có thể lây nhiễm virus.
Cũng vì thế, rủi ro lây nhiễm trên máy bay không chỉ nằm trong giới hạn đó, bởi các hành khách không chỉ ngồi yên một chỗ trong suốt chuyến bay. Họ còn có thể di chuyển, đi vào nhà vệ sinh, lấy hành lý ở khoang phía trên đầu…
Về thông tin máy bay có hệ thống lọc và làm sạch không khí sau 3 phút, có khả năng diệt virus như hệ thống lọc khí trong bệnh viện nên an toàn, PGS Trần Đắc Phu cho rằng không hẳn là an toàn tuyệt đối.
Bản chất của virus SARS-CoV- 2 là virus bám và các giọt bắn, dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi chứ không bay lơ lửng trong không khí nên các loại máy lọc không khí không được đánh giá là có nhiều tác dụng phòng chống virus.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 virus SARS-COV-2 cho rằng, virus không tự lây truyền qua không khí mà chúng được bao bọc bên trong môi trường bằng các hạt dịch cơ thể của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện.
Do đó, con đường lây lan nhanh nhất đó là khi tiếp xúc với giọt bắn chứa virus từ người bệnh có thể trực tiếp hoặc qua tay, chân, vật dụng xung quanh chứ không phải qua hít thở bình thường khi đi cùng chuyến bay.
Vì vậy, những trường hợp bay cùng người nhiễm bệnh thì những người ngồi hàng ghế trước và sau có nguy cơ rất lớn.
Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng cho biết, người dân không nên quá lo lắng khi đi máy bay. Nếu cần thiết phải di chuyển vẫn nên đi lại, quan trọng nhất vẫn là nhớ khẩu hiệu 5K để phòng cho mình.
Theo kenh14.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.