Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

(lamchame.vn) - Chứng rối loạn ngôn ngữ là sự suy yếu trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Vấn đề này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra những từ ngữ thích hợp để nói một câu rõ ràng, diễn đạt được đầy đủ mong muốn của chính trẻ và ngược lại trẻ cũng khó tiếp nhận thông tin qua lời nói trong giao tiếp.

Nguyên nhân:

Các nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường là: Thính giác trẻ có vấn đề, trẻ có dị tật ở các cơ quan phát âm, bị tổn thương ở não, trí lực chậm phát triển, có hội chứng tự kỷ, có thể gặp tình trạng bại não, …

 

Biểu hiện:

Nhìn chung, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về ngôn ngữ:

-     Trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng và nói câu không hoàn thiện, thiếu, sót từ, …

-    Trẻ tỏ ra không lắng nghe khi người khác nói chuyện với mình.

-     Trẻ không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe và không hiểu những câu nói phức tạp.

-    Trẻ chậm tiếp thu những lời nói của bố mẹ và gần như không làm theo.

 

Cách phòng tránh chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Để hạn chế nguy cơ rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý các nguyên tắc sau:

- Đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ

Nếu bé không khỏe mạnh, không được yêu thương, thì chắc chắn khả năng nói của bé sẽ không thể tốt như những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy, cha mẹ cần phải đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất như chế độ dinh dưỡng hàng ngày chẳng hạn để bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Ngoài ra, cha mẹ cần tạo môi trường giao tiếp thuận lợi để bé có cơ hội ghi nhớ từ vựng và phát triển ngôn ngữ trong 4 năm đầu đời.

- Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình

Ít cha mẹ biết rằng, những cuộc cãi vã, những mối quan hệ bất đồng, cha mẹ li dị, .… chính là những yếu tố nguy hiểm khiến bé bị chấn thương tâm lý và ảnh hưởng tới ngôn ngữ của bé. Vì vậy, hãy xây dựng gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc, tạo môi trường sống hòa thuận, yêu thương để bé có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình và phát triển toàn diện hơn.

- Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi

Bé nói nhiều, nói ít, nói chậm hay nói nhanh phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của bé. Nếu môi trường đó bất lợi về ngôn ngữ thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để bé được thể tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang