Nhận biết cơn đau bụng chuyển dạ khi sinh như thế nào?

(lamchame.vn) - Trước khi em bé chào đời, người mẹ sẽ trải qua những cơn đau bụng chuyển dạ mà ông cha ta hay gọi là “đau đẻ”. Vậy làm thế nào để nhận biết được cơn đau bụng chuyển dạ, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng chuyển dạ

Qua nhiều nghiên cứu về chuyển dạ sinh, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra tại sao có cơn co tử cung để tạo ra cơn đau bụng chuyển dạ sinh. Có nhiều giả thuyết cho rằng vào thời điểm thai nhi từ 38 đến 40 tuần, tử cung đủ lớn sẽ gây kích thích cơn co tử cung, ngoài ra các yếu tố khác như thay đổi các kích thích tố, những thay đổi về thần kinh, nội tiết thai kỳ.

Đau bụng chuyển dạ như thế nào?

Đó là một quá trình sinh lý diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung mà kết quả là thai nhi và nhau được sổ ra ngoài. Qúa trình chuyển dạ sinh trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một dấu ấn quan trọng cho tiến trình của một thai nhi chuẩn bị chào đời.

1. Giai đoạn 1:là giai đoạn cổ tử cung có sự xóa mở

Biểu hiện cổ trong và cổ ngoài tử cung nhập lại với nhau tạo thành một cái phên mỏng và từ từ cổ tử cung mở ra. Trong thời gian mang thai cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Chính nút nhầy cổ tử cung là cái hàng rào vững chắc ngăn cản không cho mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung.  Khi có sự chuyển dạ, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng được chia ra làm 2 thời kỳ, bao gồm thời kỳ tiềm và thời kỳ hoạt động:

 + Thời  kỳ tiềm thời: mẹ thấy cơn đau bụng chuyển dạ nhẹ từng cơn, biểu hiện cơn co tử cung thời gian ngắn và thời gian nghỉ dài, trung bình cơn co khoảng 20 giây đến 30 giây, sau đó nghỉ 2 phút đến 3 phút. Rồi lại tiếp tục cơn đau bụng chuyển dạ khác ngày một tăng dần hơn. Tại thời điểm này cổ tử cung mở khoảng  2- 3 cm.

 + Thời kỳ hoạt động: mẹ cảm thấy cơn đau bụng chuyển dạ ngày một nhiều hơn, đau bụng tăng lên, trung bình cơn co tử cung 35 giây đến 45 giây, thời gian nghỉ ngắn dần, 1 phút 30 giây đến 1 phút 25 giây. Cổ tử cung của mẹ mở nhiều hơn  6 – 9 cm. Tại thời điểm này mẹ đau bụng chuyển dạ rất nhiều. Nên đã có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau, bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, với mục tiêu cắt đứt cơn đau bụng chuyển dạ, giúp cho mẹ không còn cảm giác đau nữa nhưng tiến trình cuộc chuyển dạ vẫn tiếp diễn. Mẹ cảm thấy an tâm không còn lo lắng trong cuộc “vượt cạn” của mình.  Được dùng cái tên quen thuộc là “đẻ không đau”.
 
 2. Giai đoạn 2:  là giai đoạn thai nhi sổ ra ngoài
 
Trên biểu đồ theo dõi bằng monitoring sản khoa, cơn co tử cung tăng cao, cường độ mạnh  trung bình đo được: 100 – 110 mmHg. Cổ tử cung đã mở trọn (mở 10 cm). Đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối đã vỡ. Đồng thời với sự hướng dẫn của bác sĩ và các cô nữ hộ sinh mẹ có những cơn rặn sinh kết hợp với cơn co tử cung. Thai nhi sẽ được sổ ra ngoài, với tiếng khóc to của bé, tiếng vỡ òa của mẹ.

3. Giai đoạn 3: là giai đoạn sổ nhau

Mẹ cảm giác cơn đau bụng nhẹ, lúc này tử cung co lại giúp cho nhau bong và sổ ra ngoài. Chính giai đoạn này bác sĩ sẽ chủ động lấy nhau, gọi là xử trí tích cực giai đoạn 3, nhằm giúp hạn chế tối đa lượng mất máu của mẹ. Biện pháp này giúp giảm thiểu xuống 6 lần tình trạng mất máu, phòng ngừa trong băng huyết sau sinh.

Quá trình một cuộc đau bụng chuyển dạ sinh kéo dài trung bình 16 tiếng ở những mẹ có thai lần đầu tiên, và 8 tiếng ở những mẹ đã sinh lần thứ 2 trở đi.

Trên đây là các giai đoạn của cơn đau bụng chuyển dạ sinh mà các mẹ cần phải biết. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho các mẹ, nhất là các mẹ mới sinh con lần đầu.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang