Nhiều cha mẹ nhầm lẫn giáo dục không đòn roi thành nuông chiều: Chuyên gia chỉ rõ đây là mới là quy tắc nuôi dạy con tích cực

(lamchame.vn) - Hai chuyên gia giáo dục mầm non Montessori đã đưa ra gợi ý về cách nuôi dạy con tích cực để không làm hư trẻ.

Nhiều người trong xã hội ngày nay ủng hộ giáo dục không bạo lực và la mắng, nhưng ranh giới giữa cách nuôi dạy này và nuông chiều rất mỏng manh, làm thế nào để cha mẹ không lẫn lộn? Hai chuyên gia giáo dục mầm non Montessori ở Trung Quốc đã đưa ra gợi ý về cách nuôi dạy con tích cực để không làm hư trẻ.

Đó chính là tuân thủ quy tắc: Nhẹ nhàng và kiên quyết.

Ông La Bảo Hồng là một giảng viên được chứng nhận của Hiệp hội Montessori Quốc tế với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Ông Hà Phiên Phiên là hiệu trưởng trường mẫu giáo Montessori. Hai người đã đưa ra câu trả lời cho thắc mắc: "Tôi nên làm gì nếu con có những hành vi sai trái và cảm xúc tiêu cực?".

La Bảo Hồng chỉ ra rằng, thế hệ cha mẹ trước khi đối mặt với cảm xúc của con cái, họ thường yêu cầu con không được khóc và phải ngoan ngoãn, điều này có tác động tiêu cực đến sự phát triển EQ của trẻ. Ông nhấn mạnh, việc của cha mẹ không phải là cấm con thể hiện cảm xúc mà cần có những động thái nhẹ nhàng, kiên quyết phù hợp tình hình.

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn giáo dục không mắng mỏ và nuông chiều: Chuyên gia chỉ ra 4 chữ vàng giúp nuôi dạy con tích cực - Ảnh 1.

Hà Phiên Phiên tin rằng ranh giới giữa kỷ luật và sự đồng cảm rất khó nắm bắt, nhưng đây là sự khôn ngoan và bài học mà cha mẹ cần học hỏi. Nhượng bộ liên tục có thể để lại hậu quả trong tương lai, dẫn đến việc trẻ thiếu kỷ luật.

"Tôi từng chứng kiến một đứa trẻ hét lên với mẹ "Lại đây" và người mẹ ngay lập tức làm theo. Nhưng khi bà mẹ gọi con, đứa trẻ không lay chuyển. Những người khác nhìn thấy đều tỏ ra lo lắng rằng đứa trẻ có thể trở thành một "đầu gấu" trong tương lai, không thể hòa nhập với cuộc sống tập thể", ông nói.

Hai chuyên gia cho rằng, nuôi dạy con tích cực trước tiên cần xây dựng cảm giác an toàn cho trẻ, đồng hành cùng con giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. 

1. Đồng cảm với cảm xúc của trẻ trước khi giải quyết vấn đề

La Bảo Hồng chỉ ra: Tiến sĩ Montessori tin rằng 0-6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm đối với trật tự của trẻ, dù là trẻ bình thường hay trẻ nhạy cảm cao, chúng đều dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của con người và sự vật xung quanh, dẫn đến bồn chồn, quấy khóc và thậm chí là suy sụp tinh thần. 

Cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp nuôi dạy con tích cực để đồng cảm, khuyến khích và hướng dẫn trẻ bộc lộ cảm xúc, từ đó tiếp tục thực hiện quyết định của mình một cách nhẹ nhàng và kiên quyết.

La Bảo Hồng nhấn mạnh rằng trẻ em có thể có cảm xúc tiêu cực và khóc, cha mẹ có thể thay đổi hình thức kỷ luật nhưng không được phép thỏa hiệp với trẻ hoặc ngừng thực hiện quyết định. Về vấn đề này, ông Hà Phiên Phiên cũng cho biết, so với việc cha mẹ mềm lòng nhượng bộ, việc kiên định vạch ra ranh giới và thực hiện chúng là nguồn gốc chính khiến trẻ cảm thấy an toàn.

2. Thiết lập thẩm quyền hợp lý

Cha mẹ yêu thương, tôn trọng, làm bạn với con, nhưng vẫn phải có "thẩm quyền hợp lý". Ông La Bảo Hồng giải thích rằng thẩm quyền hợp lý sẽ chỉ được thể hiện trong những tình huống mà trẻ em có nhu cầu. Ví dụ, khi trẻ không tôn trọng bản thân, người khác hoặc môi trường, cha mẹ phải là người có thẩm quyền hợp lý và đưa ra những hạn chế cần thiết dựa trên sự phát triển của trẻ. 

3. Đối phó với sự lo lắng bên trong của cha mẹ

Ông Hà Phiên Phiên chia sẻ, một số bà mẹ lo lắng con cái không yêu mình, hoặc con cái yêu bà, bảo mẫu hơn nên thường xuyên khoan dung, chiều chuộng; hoặc không ít phụ huynh lại sợ con cái sẽ hành động trái ý... Những lo lắng này sẽ khiến các bậc cha mẹ không thể phát huy hết khả năng của mình trong việc nuôi dạy con cái và bỏ lỡ thời điểm quan trọng của việc nuôi dạy con cái.

Liên quan đến việc lo lắng quá mức này, La Bảo Hồng cho rằng cha mẹ có thể vô thức phóng chiếu trải nghiệm tiêu cực trong quá trình trưởng thành của bản thân lên con cái.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang