Gạo lứt là gì?
Người miền Nam gọi gạo lứt, người miền Bắc Trung bộ gọi gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám (rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng).
Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này gồm có: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6,…
Các loại gạo lứt
Hiện nay trên thị trường, bạn có thể thấy nhiều loại gạo lứt khác nhau, chúng được chia thành 4 loại chính:
Gạo lứt đỏ:
Được trồng theo phương pháp sạch, không phun thuốc trừ sâu. Gạo vừa trải qua quá trình xay xát xong sẽ được đóng vào túi ép chân không.
Gạo lứt đỏ cực kì tốt cho những người đang ăn chay, ăn kiêng, đồng thời hỗ trợ nhu cầu giảm cân, làm đẹp mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Vì thế, nhiều người thường ăn gạo lứt giảm cân để có được vóc dáng như mong muốn.
Gạo lứt đen:
Đây được xem như là siêu ngũ cốc vì những tính năng chữa bệnh mà nó mang lại cho con người. Loại này có hàm lượng đường thấp nhưng lại có rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật, rất tốt cho sức khoẻ, giúp hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.
Gạo lứt tẻ:
Bao gồm các loại gạo còn nguyên cám của gạo trắng thông thường (lúa của gạo trắng mà người ta chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu).
Gạo lứt nếp:
Gồm có gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương, và đặc biệt là gạo nguyên cám của giống nếp cái hoa vàng. Đây cũng chính là nguyên liệu để làm nên món rượu nếp cái hoa vàng nổi tiếng.
Các công dụng của gạo lứt
Cả đông và tây Y đều đánh giá cao những giá trị mà gạo lứt mang lại, quá trình chuyển từ gạo lứt sang gạo trắng làm mất đi đến 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6 và rất nhiều khoáng chất khác.
- Gạo lứt giàu selenium làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh phổ biến như ung thư, bệnh tim và viêm khớp.
- Hàm lượng mangan (1 loại chất khoáng) cao trong gạo lứt: Một chén gạo lứt cung cấp 80% nhu cầu mangan hàng ngày, có lợi cho hệ thống thần kinh.
- Gạo lứt giàu dầu tự nhiên có lợi cho cơ thể như các chất béo lành mạnh giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch.
- Gạo lứt giàu chất xơ: Gạo lứt có nhiều chất xơ và được xếp vào top đầu của danh sách các loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng, ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu.
Cách bảo quản gạo lứt
- Khi mua, bạn nên lựa chọn loại gạo đã được xay xát, đóng gói đúng quy trình.
- Bạn nên mua gói loại nhỏ để ăn dần, không nên mua bao lớn vì khó bảo quản, dễ mốc.
- Sau khi mở gói gạo lứt, nên bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, đậy chặt nắp lại và để nơi khô thoáng.
Với những hạt gạo tróc vỏ lứt quá nhiều, chứng tỏ gạo đã cũ hoặc bảo quản không tốt, khi đem nấu cơm thì lớp vỏ lứt còn rất ít nên sẽ giảm tác dụng của nó. Hạt gạo phải đảm bảo còn nguyên lớp vỏ lụa, màu còn tươi và hạt gạo nhìn bóng bẩy mới chứng tỏ là gạo còn mới, gạo ngon và được bảo quản tốt.
Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt
- Cách nấu cơm gạo lứt cũng gần giống như gạo trắng, tuy nhiên khi nấu gạo lứt cần thời gian dài hơn.
- Gạo lứt chỉ có ích cho cơ thể nhưng với điều kiện là chọn gạo lứt sạch, không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản.
- Chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 – 3 lần/ tuần, bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng.
- Không ngâm gạo lứt quá lâu và vò quá kĩ do sẽ làm mất đi một lượng lớn B1.
- Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chữa, phòng chống bệnh chứ hoàn toàn không có tác dụng chính là chữa bệnh.
Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.