Trò chuyện với con là cả một nghệ thuật mà nếu thiếu sự tinh tế, bố mẹ dễ khiến mối quan hệ bố mẹ và con cái sẽ có sự xa cách. Nhiều khi, những câu hỏi đơn giản như: "Ngày hôm nay của con thế nào?" cũng có thể khiến con không muốn ở cạnh hay dành thời gian với bố mẹ. Đó là lý do vì sao bất kể con nhỏ hay lớn, việc bố mẹ cần làm chính là đặt mình vào con, xem thử con thực sự cần gì.
4 cách trò chuyện sau đây sẽ giúp gắn kết tình cảm bố mẹ và con cái, khiến con muốn gần gũi hơn với bố mẹ.
1. Không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng
- Mẹ chơi với con được không?
- Vào phòng chơi một mình đi con.
Nhiều bậc phụ huynh sẽ nói với con như thế khi họ có một ngày mệt mỏi hay tâm trạng chán nản. Tuy nhiên, bạn nên trả lời rằng: "Mình sẽ chơi sau con nhé".
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ giấu cảm xúc của mình với con nhưng bạn phải biết cách kiểm soát và tìm cách để đối phó với căng thẳng. Bạn có thể nghĩ rằng con còn nhỏ, không nhận ra được cảm xúc của bố mẹ, nhưng sự thật là con rất nhạy cảm với tâm trạng của bố mẹ đó.
Sự căng thẳng bạn đang đối mặt có thể khiến bạn có những phản ứng quá đà với bất kì thứ gì con yêu cầu, và nó sẽ khiến con tránh chia sẻ, tiếp xúc gần gũi với bố mẹ. Dành thời gian cho bản thân, để tâm trạng thoải mái, bạn sẽ có thể hỗ trợ con rất nhiều về mặt tinh thần.
2. Tạm dừng việc đang làm để thực sự nói chuyện với con
Việc bạn đang làm việc và nói chuyện với con khiến con cảm thấy mình không quan trọng đối với bố mẹ. Trái với suy nghĩ của bạn, trẻ con không phải lúc nào cũng có tâm trạng để nói chuyện đâu. Thế nên một khi con đã chủ động nói chuyện với bạn nghĩa là con cần sự chú ý cao độ của bạn.
Nếu không, con sẽ dễ mang tâm lý mình không phải là ưu tiên của bố mẹ, không quan trọng với bộ mẹ. Từ đó, con lại càng thu mình, không muốn chia sẻ cảm xúc với bố mẹ nữa. Đó là lý do khi trẻ đã tìm đến bạn nghĩa là trẻ có chuyện quan trọng cần nói. Ngưng việc bạn đang làm, giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt và hoàn toàn tham gia vào cuộc trò chuyện, đó là những gì bạn nên làm để con tin tưởng mình hơn.
3. Không ép con nói ra vấn đề mình đang gặp phải
Bạn càng hỏi: "Kể mẹ nghe xem có chuyện gì xảy ra nào?", trẻ sẽ càng không muốn nói. Việc hỏi đi hỏi lại con chuyện gì khiến con bực bội sẽ càng khiến con khó chịu và con chỉ càng muốn tự giải quyết vấn đề mà thôi. Chúng ta đối phó với căng thẳng theo những cách khác nhau và trẻ con cũng không ngoại lệ. Đó là lý do vì sao, thay vì liên tục ép con nói ra điều mà con không muốn, hãy thử tiếp cận theo cách gián tiếp, ví dụ như: "Con và bạn cãi nhau à".
4. Nghiêm túc với vấn đề con đang gặp phải
Ngay cả khi vấn đề đó đối với bạn thật đáng buồn cười, bạn vẫn phải nghiêm túc với vấn đề con đang gặp phải. Thay vì cười cợt, bạn nên chia sẻ về những trải nghiệm hay ký ức của bạn về vấn đề này nếu có để giúp con có cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
Ngoài ra, những chuyện thầm kín con đã thổ lộ, bạn cũng không được kể với ai khác. Con đã rất tin tưởng mới kể bí mật của mình với bố mẹ và việc bạn kể với mọi người sẽ khiến con càng muốn giữ kín bí mật với bố mẹ hơn. Đó là hành vi làm tổn thương lòng tự trọng của con mà bố mẹ nhất định không được phạm phải.
(Nguồn: Brightside)
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.