6 thói quen của một đứa trẻ hạnh phúc đủ đầy, điều cuối cùng rất quan trọng nhưng khối phụ huynh không làm được

Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của bố mẹ, con cái mới có thể phát triển những thói quen tốt, nuôi dưỡng tâm hồn và trở thành những đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh.

Trẻ mới biết đi vẫn chưa thể điều tiết được cảm xúc một cách tốt nhất. Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của bố mẹ, chúng mới có thể phát triển những thói quen tốt, nuôi dưỡng tâm hồn và trở thành những đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh. Vậy những thói quen nào góp phần tạo nên một đứa trẻ hạnh phúc? 

1. Thói quen đọc sách, kể chuyện

Sách là một thế giới rộng mở kích thích trí tưởng tượng, làm gia tăng vốn từ ngữ và giúp cho trẻ thu nhận được nhiều kiến thức hay ho và bổ ích. Trẻ rất thích được đọc sách, đặc biệt là được nghe những câu chuyện bố mẹ kể trước giờ đi ngủ. 

6 thói quen của một đứa trẻ hạnh phúc đủ đầy, điều cuối cùng rất quan trọng nhưng đa phần phụ huynh không làm được - Ảnh 1.
 

Thói quen đọc sách và kể chuyện sẽ giúp cho tình cảm giữa bố mẹ và con cái gia tăng. Vì vậy phụ huynh nên dành ra ít nhất là 10 phút mỗi ngày cùng con đọc sách, kể chuyện cho con nghe. Khuyến khích con chọn ra những cuốn sách, câu chuyện mà con thích nhất, cùng con bàn luận về nội dung. Bố mẹ cũng có thể biến những chuyến đi tới thư viện, nhà sách trở thành hoạt động thú vị nhất của cả gia đình vào dịp cuối tuần.

2. Thói quen giúp đỡ người khác

Hóa ra những đứa trẻ mới biết đi cũng có thể cảm thấy mãn nguyện và vui vẻ sau khi làm được những việc tốt đẹp. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi trẻ tham gia giúp đỡ người khác, quyên góp từ thiện, chia sẻ đồ của mình cho những người khó khăn hơn, trẻ sẽ có mức độ hạnh phúc cao hơn. Vì vậy, phụ huynh hãy tạo cơ hội cho trẻ giúp đỡ những công việc nhỏ trong nhà. Đôi khi, khuyến khích trẻ chia sẻ, tặng đồ chơi của mình cho các bạn nhỏ trên sân chơi cũng là một ý kiến hay.

3. Thói quen ngủ đủ giấc

American Academy of Sleep Medicine khuyến cáo rằng trẻ từ 1 đến 2 tuổi phải ngủ từ 11-14 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ buổi trưa. Đối với nhiều gia đình, thời gian ngủ này có vẻ khá dài và không được thích hợp lắm. Tuy nhiên phụ huynh nên đảm bảo rằng trẻ cần phải được ngủ đúng giờ mỗi ngày, ưu tiên những giấc ngủ ngắn nếu trẻ cần thiết. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ đảm bảo được sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất, trẻ vui vẻ hơn thì phụ huynh cũng sẽ hạnh phúc hơn.

6 thói quen của một đứa trẻ hạnh phúc đủ đầy, điều cuối cùng rất quan trọng nhưng đa phần phụ huynh không làm được - Ảnh 2.
 

4. Thói quen vui chơi ngoài trời

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng không gian xanh trong thời thơ ấu - nói cách khác là việc trẻ được hòa mình vào thiên nhiên - có liên quan đến sức khỏe tốt hơn, mức độ hạnh phúc tinh thần cao hơn và thậm chí góp phần vào thành công sau này của một đứa trẻ.

Một đứa trẻ cáu kỉnh, buồn chán, lèo nhèo có thể lập tức thay đổi thái độ nếu được mẹ dắt ra ngoài chơi, tận hưởng không khí trong lành. Ngay cả những chuyến đi bộ ngắn hoặc dạo chơi trong sân 10 phút thôi cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

5. Thói quen tự chơi

Vui chơi tự do, tự khám phá là một hoạt động cần thiết đối với trẻ con. Nó không chỉ khiến chúng vui vẻ mà còn là cơ hội để trẻ có thể tìm hiểu cách mọi thứ xung quanh mình vận hành, giúp cho bộ não của trẻ có thể phát triển tốt nhất. Vì vậy, phụ huynh không cần phải cho trẻ quá nhiều đồ chơi, cũng đừng đặt ra cho con quá nhiều luật lệ (dĩ nhiên là trong phạm vi an toàn). Hãy để cho trẻ buồn chán, để trẻ tự tìm đồ và cách để giải trí theo ý thích của bản thân. Còn mẹ, hãy lùi lại một chút, thư giãn và nhâm nhí chút cà phê nào!

6 thói quen của một đứa trẻ hạnh phúc đủ đầy, điều cuối cùng rất quan trọng nhưng đa phần phụ huynh không làm được - Ảnh 3.
 

6. Thói quen bày tỏ cảm xúc

Cách nuôi dạy con của người Hà Lan từ lâu đã được coi là hình mẫu để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới. Và bí mật chính là cha mẹ Hà Lan cho phép con cái được tự do bày tỏ ý kiến của mình. 

Điều này không chỉ dạy cho con cách gọi tên và xác định cảm xúc của mình một cách lành mạnh, mà còn cho trẻ cơ hội học hỏi, dám mạnh dạn lên tiếng, học cách thương lượng và giải quyết vấn đề. Không bao giờ là quá sớm để trẻ tiếp xúc với việc xác định cảm xúc cá nhân cũng như học cách đối mặt với cảm xúc đó.

Chỉ những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được tôn trọng cảm xúc, được bố mẹ hiểu, chấp nhận và chia sẻ những điều trẻ suy nghĩ thì mới phát triển được nhân cách tốt, tự tin, mạnh mẽ và hạnh phúc.

(Nguồn: MOM)

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang