Những cái chết gây tranh cãi của người tự tử và câu hỏi quặn thắt với kẻ ở lại: Điều gì khiến họ tự kết liễu đời mình?

Sau mỗi vụ tự tử, người ta thường lý giải nguyên nhân vì sao nạn nhân lại tìm đến cái chết để vơi đi cảm giác dằn vặt, ai oán.

Theo báo cáo của Viện sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do chứng bệnh trầm cảm. Một con số quá lớn khiến mỗi người chúng ta phải đặt tay lên trán nghĩ suy: Vì sao có nhiều người lựa chọn cái chết như vậy?

Sau mỗi vụ tự tử, người nhà của nạn nhân thường đổ tội cho nhau về nguyên nhân khiến người đó tìm đến cái chết. Chồng đổ cho vợ không quan tâm đến con, vợ trách chồng không trách nhiệm, con trách bố ích kỷ, mẹ trách con nhu nhược,... Thậm chí họ tự nhận lỗi về mình để vơi đi cảm giác dằn vặt, ai oán về cái chết tức tưởi của người thân.

Mới đây, 1 topic có tựa đề: "BẠN ĐÃ TỪNG NGHE QUA CÂU CHUYỆN NÀO CẢM THẤY VÔ CÙNG XÓT XA CHƯA?" đã phần nào lý giải được nguyên nhân khiến một người bình thường trở nên bất ổn tâm lý và cuối cùng đã chọn cách nhảy lầu để kết thúc tất cả.

Tuy rằng, người viết không chỉ ra rõ ràng nguyên nhân khiến người trầm cảm tìm cách tự tử, nhưng đây lại là câu giải thích sát ý nhất.


Nội dung toàn bộ câu chuyện của người viết:

Đó là câu chuyện của bà ngoại tôi.

Năm đó tôi 4 tuổi, bà ngoại tôi nhảy lầu tự vẫn.

Nhà tôi ở tầng thứ năm, lúc còn nhỏ, tôi không thích leo cầu thang. Có một ngày tôi từ nhà trẻ về, không rõ vì sao, tôi lại ngồi lại ở trên bậc thang sống chết cũng không chịu đi lên, đòi mẹ bế tôi lên. Nhưng bà ấy lại mặc kệ tôi, để tôi ngồi ở đó và tự mình đi lên.

Không lâu sau đó, một âm thanh gào thét thảm thiết vang lên khắp hành lang. Sau đó, trong kí ức của tôi chỉ còn tiếng còi xe cứu thương và sự xuất hiện của đám người lớn tay chân lúng ta lúng túng.

Sau khi lớn lên, nhớ lại đoạn kí ức này, tôi hối hận và tự trách bản thân. Tôi cảm thấy cái chết của bà ngoại là tại tôi. Nếu như không phải tôi nóng nảy và không chịu đi lên cầu thang, có lẽ mẹ tôi đã có thể lao về nhà trước khi bà ngoại nhảy khỏi tòa nhà.

Nhưng thật sự chuyện này không phải tại tôi. Bà ngoại nhảy lầu trước khi tôi tan học.

Đừng đổ lỗi cho ai về cái chết của người tự tử! - Ảnh 2.
 

Nếu như phải tìm người khiến bà nhảy lầu, thì người đó là bố của tôi.

Mẹ tôi nói, bà ấy là người đầu tiên phát hiện ra xác chết.

Khi bà ấy chạy đến bên cạnh xác của bà ngoại thì thấy tay trái của bà ngoại nắm chặt, giống như đang nắm thứ gì đó. Mẹ tôi dùng lực cạy bàn tay của bà ngoại ra, bên trong là một mảnh giấy.

Trên mảnh giấy viết:

"Là XXX, hại chết tôi."

Đó là XXX, là tên của bố tôi. Tôi hỏi mẹ, về sau thì sao?

Mẹ tôi nói, lúc đó bà đã khóc lớn và đem mảnh giấy xé nát, từ đó về sau cũng không nói với ai về việc này.

Tôi lại hỏi bà vì sao thì bà không nói. Tôi cứ cho rằng người hại chết bà tôi là bố. Nhưng khi lớn lên một chút mới hiểu.

Đừng đổ lỗi cho ai về cái chết của người tự tử! - Ảnh 3.
 

Trong chuyện này người hại chết bà ngoại không phải bố tôi, người đáng trách phải kể đến mẹ tôi.

Hồi đó, mẹ tôi thích đánh mạt chược. Mỗi lần đánh là đi hết một đêm không về nhà.

Bà ngoại của tôi tuổi tác đã cao, sức khỏe không tốt, mẹ tôi sợ bà ra ngoài nguy hiểm. Mỗi lần đi đâu mẹ tôi đều phải khóa bà ngoại ở trong phòng.

Hôm bà ngoại nhảy lầu, mẹ tôi đã cãi nhau với bà ngoại, sau đó mẹ tôi lại khóa cửa ngoài và rời khỏi nhà. Khi trở về, đột nhiên mẹ tôi cảm thấy bất an và sợ hãi, cho nên bà mặc kệ tôi ngồi khóc lóc ở cầu thang. Lúc đó bà thẳng một đường đi lên lầu, mở ra cửa phòng, phát hiện trong phòng không có lấy một người, chỉ có cửa sổ là đang mở.

Thời khắc đó, thời gian như ngừng lại, đầu óc mẹ tôi trống rỗng. Khi đó mẹ tôi giống như đột ngột bị ai đó rút hết mọi cảm xúc, bà ấy không thể bước đến được bên cạnh cửa sổ, xem xét tình hình phía dưới.

Mẹ tôi nói, toàn bộ người bà lúc đó như là trong một khúc gỗ, mẹ tôi gào khóc thế nào bà cũng không động đậy. Khi mẹ tôi nhìn thấy mảnh giấy trong tay của bà ngoại. Mọi cảm xúc đau khổ, bất ngờ, hoang mang, sốc... mới bùng nổ. Bởi vì bà ấy biết vì sao bà ngoại phải viết tờ giấy này.

Kì thật toàn bộ chuyện này, không có liên quan đến bố tôi.

Bà ngoại viết ra mảnh giấy đó, chỉ vì hận. Nhưng không phải hận bố tôi, là hận mẹ tôi.

Cho nên bà ấy viết lên mảnh giấy đó là nhắc nhở cho mẹ tôi biết, cái chết của bà là do mẹ tôi mà ra. Nhưng cùng lúc đó, trong lòng bà ngoại tôi còn một chút tình thương. Bà không muốn đứa con gái thân sinh từ nay trở đi phải cõng theo tội danh "hại chết" mẹ của mình.

Vì thế trên tờ giấy viết lên tên của bố tôi. Mẹ tôi biết, cho đến cuối cùng bà ngoại vẫn còn "bảo vệ" mẹ. Nhưng đó cũng ra một cách phục thù ác nhất.

Đừng đổ lỗi cho ai về cái chết của người tự tử! - Ảnh 4.
 

Nhưng kì thật thì chuyện này cũng không thể trách mẹ tôi. Thật sự mà trách, vẫn là trách cậu ba của tôi.

Thời cậu ba tôi còn trẻ, tướng mạo tuấn tú, lịch sự. Năm đó 21 tuổi, đơn vị cần cử một số người đi ra bên ngoài thực hiện nghĩa vụ chỉ huy giao thông mấy tháng, cần những người đại diện ưu tú nhất trong đơn vị.

Khi đó cậu ba tuổi trẻ nhiệt huyết, một lòng muốn chứng minh bản thân, vì thế vô cùng hăng hái. Cuối cùng cậu tôi được chọn làm đại biểu.

Nhưng mà vận mệnh trêu ngươi.

Ngày thứ hai, một xe trọng tải lớn đã lao thẳng vào cabin bốt cảnh sát giao thông, cậu ba tôi bị cuốn vào dưới bánh xe. Sau khi cấp cứu, cậu qua khỏi nguy kịch và thoát chết nhưng một bên chân không còn.

Vốn dĩ cậu ba là người có tiền đồ xán lạn, giờ đây liền lún sâu vào "hố đen". Ngay cả người vợ chưa cưới của cậu ấy, cũng không kháng cự được sức ép của người nhà, và cuối cùng cô bỏ đi mất.

Sau đó, cậu ba vẫn kết hôn. Mợ là một cô gái nông thôn. Nhưng vì bất đồng quan điểm trong lối sống, quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không được tốt. Bà ngoại tôi và mợ hễ gặp mặt là lại có trận cãi nhau lớn. Thậm chí là một mất một còn.

Không biết phải làm sao nên mẹ tôi đón bà ngoại về nhà mình.

Nhưng bậc làm cha làm mẹ, luôn thiên vị những đứa trẻ thiệt thòi hơn. Bà ngoại cũng cưng chiều cậu ba nên thường lén lút hỏi thăm, nhưng mỗi lần như vậy, đều là một bãi chiến trường hỗn loạn. Mẹ tôi tìm hết biện pháp, mới sử dụng phương thức khóa cửa này, nhốt bà ngoại ở trong nhà.

Mặc dù nghĩ như vậy, trong chuyện này tôi cũng không thể trách cậu ba của mình.

Đừng đổ lỗi cho ai về cái chết của người tự tử! - Ảnh 5.
 

Nếu như phải trách, vẫn là nên trách cậu hai của tôi.

Khi cậu hai vừa mới thành niên, đi làm công nhân. Ở thời đại đó, đây là một việc vinh quang không gì so sánh được. Cậu ba vừa nghe được tin tốt này đã trực tiếp ôm lấy mẹ tôi quay qua quay lại 3 vòng.

Đó là ngày hạnh phúc nhất của gia đình. Sau này, dựa vào kí ức mẹ tôi nhớ lại, mẹ tôi vui vẻ như vậy được hai lần. Lần thứ nhất là em hai của mẹ được nhận vào làm công nhân, lần thứ hai là nhận được giấy báo đậu đại học của tôi.

Nhưng trời cao lại nhẫn tâm, không đối đãi tốt với gia đình tôi.

Cậu hai làm công nhân mỏ khoáng. Nhưng một hôm mỏ bị sập. Lúc đó cậu hai ở bên ngoài mỏ. Chỗ cậu đứng an toàn rồi nhưng chỉ vì cứu người, cậu ấy lao vào ngay lập tức. Mỏ khoáng bị sập những 2 lần liên tiếp.

Khi cậu được giải cứu ra ngoài thì chỉ còn là một cái xác bất động.

Sau này, cậu hai được quốc gia công nhận là liệt sĩ. Nhưng đối với nhà bà ngoại mà nói, họ thà để cậu hai bị mắng là kẻ đào ngũ còn hơn. Khi đó, vợ của cậu hai vừa mới có thai, thời gian đó mới được 3 tháng. Sau cái chết của cậu hai, mợ phá bỏ đứa trẻ, bỏ đi thật xa và không thể liên lạc.

Từ đó trở đi, tinh thần của bà ngoại bắt đầu rất không bình thường. Và khi sự việc của cậu ba xảy ra, bà ngoại hoàn toàn sụp đổ.

Bà ngoại bị chứng mất trí người già, trạng thái cực đoan không ổn định. Luôn gây lộn với mọi người.

Có những lúc tôi có suy nghĩ ích kỷ rằng nếu cậu hai không bỏ mình cứu người, hết thảy mọi chuyện sẽ không như vậy? Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, lại cảm thấy không nên trách cậu hai của tôi.

Đừng đổ lỗi cho ai về cái chết của người tự tử! - Ảnh 6.
 

Thật sự mà trách, vẫn là trách ông ngoại của tôi.

Ông ngoại của tôi là một sinh viên hàng đầu của đại học Công nghiệp Tề Lỗ, Sơn Đông. Ở thời đại đó, trị bệnh cứu người, là ra ngoài làm một thầy thuốc giỏi. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông trở thành một thầy thuốc giỏi.

Bà ngoại là một thực tập sinh của ông. Bà từng kể lần đầu gặp ông, bà đã yêu. Hai bên gia đình lúc đó đều thuộc tầng lớp giàu có, được xem là môn đăng hộ đối. Không lâu sau đó, ông bà kết hôn.

Trong kí ức của mẹ tôi, ông ngoại vô cùng chiều chuộng bà ngoại. Mỗi khi gia đình họp mặt ăn cơm, ông ngoại thường gắp món ăn mà ông cho là ngon nhất và đưa vào miệng bà ngoại. Ở thời đại đó rất bảo thủ, tuy bà ngoại xấu hổ, nhưng ông ngoại vẫn cố chấp làm vậy. Hai người vô cùng yêu thương nhau.

Ông ngoại là một người chính trực, lúc bình thường chế thuốc cứu người, thái độ làm người ngay thằng. Đối với việc giáo dục con cái cũng vậy.

Tuy nhiên chỉ một lần vạ miệng, ông bị những người ghen ghét nghe được và tố cáo ông. Từ đó gia đình bị rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, nghèo nàn.

Ông ngoại bị cắt chức, phải về quê. Bà ngoại vì yêu ông nên kiên quyết bỏ đi công việc mà bao người mong ước, mang theo con cái đến vùng nông thôn đó. Ngày tháng cực khổ kéo dài, cộng thêm lí do về tinh thần dẫn đến sức khỏe của ông ngoại ngày càng yếu. Sau đó, ông ngoại vì bệnh nặng qua đời để lại cho bà ngoại một đàn con nheo nhóc.

Để giữ sự sống cho các con, bà ngoại đã một mình nỗ lực hết mình.

Nói đến đây, cũng không thể trách ông ngoại tôi.

Nhưng đến cuối cùng thì tại ai?

Tôi cũng không biết.

Đừng đổ lỗi cho ai về cái chết của người tự tử! - Ảnh 7.
 

Câu chuyện khép lại nhưng người đọc vẫn chưa biết ai mới thực sự là người gây ra cái chết thương tâm của bà ngoại. Cuối cùng nên trách ai?

Một chuỗi những bi kịch trong cuộc đời của bà ngoại chồng chất, dồn nén lại khiến tâm trạng bà bất ổn. Nhưng khi nhìn vào người khác đều cảm thấy nó không đáng để bà ngoại tự kết liễu đời mình. Chính cái không đáng ấy khiến người ta bắt đầu đổ lỗi cho nhau về cái chết của người tự tử. Trên đời này thứ luôn làm con người có cảm giác bức rứt chính là "tại chuyện không đáng, tại thứ không đáng mà...".

Xã hội tồn tại lắm nghịch lí, không lí tưởng như tưởng tượng. Thế nên sống, biết chấp nhận, nhận ra cái sai và khắc phục nó, đừng trách móc nữa. Việc trách móc, đổ lỗi mới thật sự là thất bại và bi kịch, có khi không chỉ là bi kịch này mà còn bắt đầu cho chuỗi những bi kịch khác...

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/nhung-cai-chet-gay-tranh-cai-cua-nguoi-tu-tu-va-cau-hoi-quan-that-voi-ke-o-lai-dieu-gi-khien-ho-tu-ket-lieu-doi-minh-162201609142004177.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang