Ông bà ta có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Có lẽ chính vì tư tưởng này được ảnh hưởng bởi các thế hệ cha mẹ đi trước, nó đã ăn sâu vào tiềm thức nên thật khó để thay đổi hoặc hoặc có lẽ chính họ cũng không cảm thấy mình làm gì sai với con. Nhưng gây tổn thương cho người khác bằng ngôn từ tưởng chừng như vô hại có thể khiến trẻ mang theo căn bệnh tâm lý, ảnh hưởng tới quá trình trưởng thành.
Dưới đây là một số cấu trúc câu mà cha mẹ nên loại bỏ khỏi vốn từ vựng của mình.
“Đừng để bố/mẹ phải…!”
Cha mẹ nào cũng từng ít nhất một lần dùng những lời lẽ mang tính chất đe dọa để nói chuyện với con cái. Nhưng khi đã đưa ra những lời lẽ mang tính chất dạy cảnh báo con, bạn cần phải hiện thực hóa lời nói của mình trước đó mỗi khi trẻ ngang bướng và làm trái với yêu cầu cha mẹ đưa ra. Nếu bạn không làm, trẻ sẽ dễ dàng nhận ra đó chỉ là mánh khóe của bạn và sẽ không coi trọng lời đe dọa nữa.
“Tại sao con luôn để bố/mẹ phải nói nhiều lần?”
Có lẽ, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đã từng sử dụng câu cảm thán này trong lời dạy con của mình. Nhưng những câu hỏi này hoàn toàn vô nghĩa. Trên thực tế, khi người lớn phàn nàn thì trẻ em thường có xu hướng không hiểu hết và thậm chí là chúng làm ngơ, không để tâm.
Thay vào đó, bạn nên đổi cụm từ này thành kiểu như, “Bố/mẹ biết bố/mẹ đã nói với con điều này trước đây nhiều lần, nhưng con có thể vui lòng…”
“ Con rất thông minh! ”
Nhiều người cho rằng nên khen con để nâng cao lòng tự trọng của trẻ. Nhưng trên thực tế, các nhà tâm lý học tin rằng việc khen ngợi trẻ có thể khá tiêu cực, đặc biệt nếu lời khen đó là về phẩm chất hoặc các khía cạnh tốt. Kết quả là con có thể sẽ mất đi động lực cố gắng thích hợp để mong muốn đạt được sự chấp thuận của cha mẹ. Bên cạnh đó, khi được nghe nói mình có năng khiếu, trẻ có thể mất hứng thú học tập và làm việc. Trẻ cũng sẽ cho rằng tại sao phải làm việc chăm chỉ khi đã có năng khiếu.
Tốt nhất, bạn chỉ nên khen ngợi con vì đã làm việc chăm chỉ.
“Con thật nực cười!”
Đối với trẻ em, người lớn là những người mà có thể tin tưởng tìm đến để xác thực cảm xúc và trải nghiệm của chúng. Vì vậy, khi bạn cho rằng những điều con nói ra đều vô lý hoặc sai sót, điều đó có thể khiến chúng cảm thấy bản thân và cảm xúc của mình không quan trọng.
Nếu cha mẹ không thể hiểu tại sao con lại cư xử theo một cách nào đó, hãy hỏi chúng có chuyện gì, sau đó cố gắng nhớ lại trải nghiệm thời thơ ấu tương tự để hiểu và thông cảm cho con hơn.
“Con đừng làm quá mọi chuyện”
Ngay cả khi đó không phải là vấn đề to tát đối với người lớn thì trong suy nghĩ của trẻ, chúng có thể nghĩ khác. Khi một đứa trẻ khó chịu, khóc lóc và cha mẹ lại cho rằng đó không phải là vấn đề lớn, đứa trẻ có thể bắt đầu cảm thấy xấu hổ về cảm xúc của mình và ít chia sẻ hơn.
Những lời nói này thường không bao giờ có tác dụng giúp đỡ được bất cứ ai, kể cả trẻ em hay người lớn.
“Mau lên”
Trẻ nhỏ thường không hiểu lắm về khái niệm thời gian. Vì vậy, yêu cầu chúng nhanh lên sẽ không có tác dụng gì, mà chỉ khiến con cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Tốt hơn là nên đi vào cụ thể và đưa ra việc cần làm tiếp theo. Nó sẽ khiến cả cha mẹ và con cái bớt căng thẳng.
“Hồi còn đi học, bố/mẹ không thích học môn...”
Đôi khi, các bậc cha mẹ chỉ đơn giản là kể chuyện và không nghĩ về mức độ thái độ của bản thân đối với một môn học cụ thể ở trường có thể ảnh hưởng đến con cái như thế nào. Trẻ em có xu hướng sao chép hành vi của cha mẹ, bao gồm cả thái độ đối với một chủ đề nào đó. Kết quả là ngay cả khi một đứa trẻ có năng khiếu toán học, chúng có thể mất hứng thú với môn học này chỉ vì những lời nhận xét của cha mẹ.
“ Bố/mẹ biết con không cố ý làm tổn thương bạn ấy ”
Trẻ em cũng có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ và dẫn tới các hành động xấu, chúng làm theo bản năng một cách mù quáng. Và trẻ có thể cảm thấy cách làm ấy là thực sự tốt vào thời điểm đó. Vì vậy, khi cha mẹ sử dụng lý do này, nó không thực sự hiệu quả. Bạn nên giúp trẻ chấp nhận những cảm xúc tiêu cực là không nên và dạy con học cách kiểm soát chúng.
“Con có một ngày tốt lành ở trường chứ?”
Bằng cách đặt câu hỏi này, cha mẹ sẽ thể hiện mong đợi của mình, giống như mọi thứ sẽ ổn và tuyệt vời. Và khi thực tế không phù hợp với mong đợi, một đứa trẻ sẽ cảm thấy tội lỗi vì điều đó, khó chịu và tự thu mình lại.
“Có chuyện gì xảy ra với con?”
Nếu cụm từ này được nói với giọng điệu vui vẻ thì điều đó là không sao. Nhưng nếu cha hoặc mẹ kêu lên điều này với giọng bực bội “Con bị sao vậy?” thì nó sẽ khiến một đứa trẻ cảm thấy rằng có điều gì đó không ổn chỉ với sự tồn tại của chúng.
Khi lớn lên, nếu một đứa trẻ khi được nghe nói rằng có điều gì đó không ổn với chúng, chúng sẽ bắt đầu tin vào điều đó. Và chúng cũng bắt đầu tự hỏi liệu điều đó có thực sự đúng không. Để rồi những suy nghĩ này có thể kết thúc bằng việc họ phải đến gặp bác sĩ trị liệu.
“Con tôi không cố ý”
Tất nhiên, mọi đứa trẻ đều cần sự hỗ trợ và bảo vệ từ cha mẹ. Nhưng khi người lớn cố gắng bảo vệ con mình khỏi mọi khó khăn có thể xảy ra, điều đó có thể phản tác dụng về sau.
Đôi khi, bạn phải để con phạm sai lầm hoặc đưa lựa chọn sai và chịu trách nhiệm về điều đó. Nếu không, đứa trẻ có thể phát triển lòng tự trọng thấp và chúng sẽ luôn dựa vào sự hỗ trợ từ người khác mà không thể tự giải quyết vấn đề của mình.
“Bố/mẹ không biết làm thế nào để thanh toán tất cả các hóa đơn này”
Bạn không nên bắt con phải đối diện với các vấn đề tài chính của riêng bạn. Trẻ không cần phải biết về nó và cũng không thể giúp bạn. Điều này chỉ khiến cho con khó thoát khỏi sự lo lắng xung quanh.
“Ở lại đây đi, bố/mẹ đi về đây.”
Cha mẹ nào cũng từng gặp phải trường hợp phải rời sân chơi hoặc công viên trong khi con không muốn ngừng chơi và tiếp tục chạy nhảy xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn dọa bỏ con lại có thể sẽ tạo cảm giác không an toàn trong chúng. Trẻ sẽ đột nhiên nhận ra rằng cha mẹ có thể bỏ rơi con bất cứ lúc nào trong thế giới đáng sợ và nguy hiểm này. Khi lớn lên, những đứa trẻ này mắc nhiều sai lầm hơn trong những tình huống khó khăn và căng thẳng.
“Đừng có trẻ con như vậy nữa”
Đây có lẽ là một trong những cụm từ tồi tệ nhất mà người lớn có thể nói. Bằng cách này, cha mẹ sẽ vô hiệu hóa cảm xúc của con, điều này có thể dẫn đến việc trẻ sẽ miễn cưỡng chia sẻ cảm xúc với người lớn. Sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi con cảm thấy thế nào và tại sao chúng lại cảm thấy như vậy.
“Chia sẻ là quan tâm”
Sự hào phóng là một phẩm chất tuyệt vời. Vì vậy, một số cha mẹ cố gắng thấm nhuần nó cho con cái của họ ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng trong những năm đầu đời, trẻ em hoàn toàn không biết sự đồng cảm là gì và tại sao chúng nên chia sẻ đồ chơi của mình với một đứa trẻ khác.
Khi bạn bắt con phải cho đi thứ chúng yêu thích, bạn đã gieo vào đầu chúng những suy nghĩ sai lầm. Giống như, nếu bạn muốn lấy thứ gì đó, bạn chỉ cần bắt đầu khóc. Hoặc một đứa trẻ nên cho đi bất cứ thứ gì chúng được yêu cầu./.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.