Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi bơi

(lamchame.vn) - Muốn các bé không gặp phải nguy hiểm khi đi bơi, người lớn cần lưu ý những điều sau đây

1. Chuẩn bị đồ dùng trước khi đi bơi

Nên chuẩn bị đồ dùng cẩn thận trước khi đưa con đi bơi.

Bơi lội tưởng chừng đơn giản nhưng cần rất nhiều đồ dùng kèm theo như đồ bơi, kính, phao, mũ, khăn bông, dầu gội, xà bông tắm, thuốc nhỏ mắt, dầu nóng, kem chống nắng,... Do còn nhỏ nên da trẻ rất mỏng và dễ bắt nắng, chính vì vậy cha mẹ đừng quên thoa kem chống nắng cho con trước khi đi bơi nhé.

2. Tuyệt đối không cho trẻ bơi khi trời còn nắng gắt

Bơi dưới trời nắng gắt khiến trẻ dễ bị cảm.

Khoảng thời gian từ 11 - 13 giờ trưa là thời điểm mặt trời nắng gắt nhất, lúc này nhiệt độ cơ thể bé đang rất cao, đổ nhiều mồ hôi, nếu bơi lội sẽ rất dễ cảm lạnh. Các bậc phụ huynh nên lưu ý đưa con đi bơi vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều sẽ an toàn hơn cho trẻ rất nhiều.

3. Lựa chọn những địa điểm bơi uy tín

Địa điểm bơi sạch sẽ, an toàn.

Nước bẩn mang rất nhiều vi khuẩn, là nguyên nhân gây ra những bệnh nguy hiểm cho trẻ như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, viêm tai, các bệnh ngoài da,... khi bơi lội. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn địa điểm đưa con đi bơi. Tuyệt đối không để con bơi ở những nơi ao tù hãm, những khúc sông có nhiều cống rảnh đổ ra.

4. Chú ý bảo vệ tai, mũi, họng và mắt cho trẻ

0635657378830270358.jpg

Thời gian ở dưới nước tối đa cho trẻ mới tập bơi là 30 phút. Đến cuối hè, đầu thu, thời gian bơi nên thu hẹp lại 15-20 phút. Sau mỗi buổi tập bơi trẻ cần được vệ sinh tai, mũi, họng và mắt cẩn thận. Đối với mũi cần được xỉ ra thật sạch, với tai cần nghiêng tai xuống dưới, nhảy vài lần rồi lau sạch ống tai bằng tăm bông.

Cha mẹ cũng lưu ý nên nhỏ argyrol 1-2% vào hai lỗ mũi của con, sau đó cho súc miệng và họng bằng nước muối sau mỗi buổi bơi.

Đặc biệt, nếu trẻ đang mắc các triệu chứng như viêm họng, viêm tai, đau mắt,các bệnh ngoài da,... thì các bậc phụ huynh không nên cho con đi bơi mà nên ở nhà điều trị dứt điểm các triệu chứng.

5. Đề phòng cảm lạnh

tre-bi-cam-lanh.jpg

Càng vào mùa hè trẻ càng dễ bị nhiễm lạnh do cơ thể thường tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Chính vì vậy cha mẹ nên lưu ý dạy con những động tác khởi động cẩn thận hoặc chơi một số trò chơi làm nóng cơ thể trước khi xuống bể bơi để phòng tránh nhiễm lạnh cho trẻ.

6. Không cho trẻ bơi trước và sau khi ăn

accro-nagdeb.jpg

Bơi khi đói sẽ rất dễ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ và khiến trẻ nhanh bị kiệt sức. Bên cạnh đó, bơi khi quá no cũng khiến cho cơ thể trẻ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa thức ăn do máu sẽ tập trung vào những cơ đang vận động, dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn ói, đau bụng,...

7. Không để trẻ dưới nước quá lâu

copy-of-img-0086-1430711821392.jpg

Thời tiết nắng nóng oi bức khiến trẻ đã xuống nước rồi thì không còn muốn lên nữa. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên nuông chiều cảm xúc của trẻ mà để cho con bơi quá lâu dưới nước. Khoảng thời gian thích hợp để trẻ dưới nước là từ 30 - 45 phút.

8. Bảo vệ khoang miệng cho con

nuoc-ve-sinh-rang-mieng-cho-be-1.jpg

Các hồ bơi dù đã qua thanh lọc như thế nào đi nữa cũng không thể diệt hết hoàn toàn vi khuẩn. Vi khuẩn trong hồ bơi có thể xâm nhập vào khoang miệng của trẻ, qua đó làm nhiễm khuẩn hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,... Đặc biệt khi sức khỏe của trẻ không tốt hay khoang miệng có vêt thương thì việc xâm nhập này càng dễ dàng xảy ra. Chính vì vậy, ngay sau khi cho con bơi dưới nước lên cha mẹ cần cho con súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, loại bỏ những vi khuẩn đã kịp lưu lại trên miệng con. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khi chưa súc miệng.

9. Không phải trẻ nào cũng có thể bơi

Lưu ý tình trạng của trẻ nhỏ trước khi đi bơi.

Một số trẻ có tình trạng sức khỏe không tốt như mắc bệnh viêm phế quản sẽ rất dễ bị lên cơn ho hen khi tiếp xúc với nước hay trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp mạn tính việc bơi lội cũng rất dễ làm bệnh nặng hơn. Đối với những trẻ bị viêm da dị ứng hay các bệnh ngoài da nước trong bể bơi có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe trước khi quyết định xem có nên cho con học bơi hay không.

10. Không bao giờ để trẻ bơi ngoài sự giảm sát của người lớn

20170527-loi-ich-boi-loi-voi-tre-1-1-.jpg

Đừng bao giờ hoàn toàn tin tưởng vào khả năng bơi của con mình vì dù là vẫn động viên chuyên nghiệp cũng có thể xảy ra sự cố khi bơi. Chính vì vậy, đừng tiếc thời gian tranh thủ làm gì đó khi đưa con đi bơi mà phải hoàn toàn tập trung quan sát con bơi để có thể khắc phục kịp thời những tình huống không may xảy ra.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang