Điều này sẽ dẫn đến khi gặp một vấn đề gì đó, con trẻ sẽ không thể tự giải quyết hay đối mặt một mình, không tự tin để tự đưa ra sự lựa chọn trong cuộc sống. Từ đó tâm lý trẻ sẽ sinh ra một loại mặc cảm, cảm thấy bản thân vô dụng, làm cái gì cũng không xong. Cha mẹ kiểm soát con cái thái quá sẽ cản trở sự phát triển độc lập của trẻ, cuối cùng trẻ sẽ biến thành một người có tâm lý tự ti.
1. Cha mẹ thích so sánh
Trong một chương trình truyền hình, có một cậu bé tên là Từ Kính Khải, cậu học rất tốt nhưng mẹ cậu vẫn không hài lòng về cậu. Một nhà văn, khi đang chỉ dẫn cậu làm bài tập liền không ngớt lời khen ngợi cậu bé rất thông minh. Nhưng cậu bé này không những không vui mà còn rất buồn bã nói rằng, mẹ cậu bảo cậu không giỏi, những đứa trẻ khác làm tốt hơn cậu nhiều.
Quen lấy lòng người khác, hùa theo người khác, tự đánh giá thấp bản thân, không có chính kiến, không dám đấu tranh cho những gì mình đáng được có, chính là những biểu hiện của một đứa trẻ tự ti. Tính cách này hầu hết được phát triển trong thời thơ ấu và có liên quan rất chặt chẽ với sự giáo dục của gia đình.
Nhà văn Tất Thục Mẫn đã từng nói: "Đúng vậy, đằng sau một người tự ti là một đứa trẻ không được cha mẹ công nhận". Vì thế, cha mẹ nên công nhận con cái, cho chúng lòng dũng cảm, sự kiên định. Chỉ khi cha mẹ dành cho con những ánh mắt trân trọng thì trẻ mới có thể tự tin mà tỏa sáng.
Thực tế, không ai sinh ra là đã tự ti. Mọi đứa trẻ tự ti đều có thể lục tìm nguyên nhân từ chính gia đình đẻ của mình.
2. Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái
Kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái quá cao sẽ trực tiếp làm suy giảm nhận thức của trẻ về thành tích, dẫn đến việc trẻ không có được cảm giác bản thân tài giỏi trong gia đình. Những đứa trẻ này ít khi nhận được lời khen từ cha mẹ của mình, từ đó chúng sẽ sinh ra những cảm xúc tự ti, dù thành tích của bản thân có xuất sắc thì chúng vẫn sẽ liên tục chối bỏ chính mình. Đối với trẻ con mà nói, điều tuyệt vọng nhất chính là dù có giỏi giang đến đâu cũng không được cha mẹ công nhận.
3. Cha mẹ kiểm soát thái quá
"Tôi biết bạn yêu con bạn và bạn cũng biết bạn yêu con bạn, nhưng những đứa trẻ đó, liệu chúng có biết bạn yêu chúng không? Nếu như bạn đi hỏi chúng, đáp án có lẽ sẽ khiến bạn rất kinh ngạc đấy". - Jane Nelsen.
Có phải loại câu nói như thế này nghe rất quen thuộc không? Mỗi một người cha người mẹ đều lấy câu nói "vì yêu con" ra để bào chữa cho những sai lầm của mình. Nhưng đã đến lúc chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thật rồi. Kiểm soát và cấm đoán con cái thái quá sẽ khiến con mất đi quyền tự do để tạo dựng cuộc sống của chính mình. Lâu dần, trẻ lớn lên sẽ trở thành một người nhút nhát, thiếu quyết đoán và tự ti, hoặc thậm chí có vài trường hợp con trẻ còn tích tụ oán hận đối với chính cha mẹ của họ nữa, xem cha mẹ mình như những nhà cầm quyền độc đoán.
Cha mẹ luôn so sánh con mình với những đứa trẻ cùng tuổi, tất nhiên họ cũng chỉ mong rằng trẻ có một mục tiêu để phấn đấu chăm chỉ học tập mà thôi. Tuy nhiên, sự so sánh này của cha mẹ thường sẽ gây tổn thương đến lòng tự tin của trẻ. Và một đứa trẻ bị mất đi lòng tự tin thì làm sao có thể không tự ti cho được?
Để giúp các mầm non của thế giới này phát triển một cách lành mạnh, biết rằng trách nhiệm của mỗi một người cha người mẹ đều rất nặng nề, nhưng tôi tin chỉ cần bạn thật sự yêu thương con mình thì dù có khó khăn bao nhiêu bạn cũng sẽ làm được.
Trân trọng, động viên và bầu bạn lắng nghe tâm sự của con mà không phán xét, những điều đơn giản đó đều xuất phát từ tình yêu thương. Khi có tình yêu thương đúng nghĩa thì bạn chắc chắn sẽ biết mình nên làm một người cha người mẹ như thế nào, không cần quá nhiều học thuật, lý thuyết!
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.