Những nguy hại nếu trẻ nhỏ ăn quá nhiều muối

(lamchame.vn) - Nhiều bà mẹ bỉm sữa khi làm đồ ăn dặm cho con đã không ngại thử xem như thế nào trước khi cho con ăn. Hầu hết đều nhận thấy đồ ăn dặm quá nhạt nên tiến hành cho thêm vài hạt muối vào để vừa vặn kích thích trẻ ăn ngon hơn. Nhưng đây lại là 1 điều tai hại đối với trẻ nhỏ.

Một phụ nữ họ Chu ở Trung Quốc có con nhỏ 5 tháng tuổi và đang bắt đầu ăn dặm. Chị luôn tìm mọi cách để đồ ăn của con vừa miệng hơn với hy vọng con sẽ ăn được nhiều hơn. Vậy là mỗi khi nấu cháo ăn dặm cho con chị Chu đều chủ động cho thêm muối tinh vào trong cháo. Những bữa đầu tiên, cháu bé tỏ ra rất hợp tác. Khẩu phần ăn có tăng lên chút định. Tuy nhiên đến ngày thứ 10 thì cháu bé có những biểu hiện lạ. Bé nôn trớ, đi ngoài, mắt lờ đờ và gần như mất ý thức. Quá hoảng hốt, chị Chu ngay lập tức cho con nhập viện. Qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện ra trong cơ thể cháu bé có quá nhiều natri. Bác sỹ phải thuyết phục nhiều lần chị Chu mới khai nhận đã cho thêm muối vào đồ ăn dặm của con. Điều này khiến các bác sỹ vô cùng bất ngờ vì không cho trẻ dưới 2 tuổi ăn muối tinh, đó là kiến thức sơ đẳng mà nhiều bà mẹ đều biết.

Muối có thành phần chính là natri và clo. Đây là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Khi Natri quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước, ngạt thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ bị tử vong.

Muối không hề tốt với sức khỏe của bé

Theo các chuyên gia sản nhi thì nhu cầu natri của trẻ dưới 2 tuổi không cao và đã được bổ sung thông qua các thành phần trong sữa mẹ, sữa công thức hoặc các thực phẩm như rau xanh hay trái cây. Vì thế trẻ em dưới 2 tuổi không cần thiết phải ăn muối. Nếu chúng ta lo ngại rằng không có muối trong đồ ăn dặm sẽ khiến bé ăn không ngon miệng thì bố mẹ hãy nhớ rằng trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối thường dao động trong khoảng 1g/ngày. Đối với trẻ trên 1 tuổi, lượng muối có thể tăng lên 1,5g/ngày. Trẻ 4-8 tuổi là 1,9g/ngày và tăng lên 2,2g/ngày trong khoảng từ 9-13 tuổi. Với những trẻ từ 14-18 tuổi, lượng muối cần thiết mỗi ngày khoảng 2,3g là đủ.

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc hạn chế hàm lượng muối trong các đồ ăn tự nấu cho trẻ tại nhà, bố mẹ cũng nên lưu ý đọc kỹ thành phần trong các loại thực phẩm ăn dặm chế biến sẵn, được sản xuất công nghệp vì trong một số loại thực phẩm thường có hàm lượng muối rất cao. Hãy nhớ rằng nhu cầu về muối của trẻ em khác người lớn. Chỉ nên nấu cháo cho trẻ cho thêm vài giọt nước mắm là đủ, không nên cho trẻ ăn quá mặn. Bởi vì ngay trong mỗi khẩu phần thực phẩm tươi sống cũng đã có hàm lượng muối chiếm khoảng 20-40% nhu cầu. Người lớn ăn vừa miệng thì với trẻ em là quá mặn. Đừng vì nghe theo những lời mách thiếu tính khoa học mà “hại chết” con yêu của mình mẹ nhé.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang