Những nguyên nhân thất bại lớn của một người: Phàn nàn, kiểm soát cảm xúc kém, tham...

Kẻ mạnh không bao giờ để người khác dễ dàng chi phối cảm xúc. Làm người, thời thời khắc khắc nên luôn ghi nhớ rằng: "Đừng bao giờ để giận quá mất khôn!"

(01)

Một hôm nọ, em họ tôi đang chuẩn bị lái xe đi đón người quen thì phát hiện có người say rượu đang dựa trên xe mình. 

Em họ tôi kêu anh ta nhường đường, bản thân đang có việc gấp, nhưng người kia không nghe, còn đẩy ngã em họ tôi.

Trong phút chốc, em họ tôi cũng nổi nóng, đẩy ngã lại người say rượu kia rồi đánh anh ta một trận. Kết quả, người say rượu bị thương, phải nhập viện, em họ tôi trễ việc, còn phải đền cho người kia một số tiền.

Sau khi xử lí xong mọi rắc rối, nó mới bình tĩnh và hối hận nói với tôi:

"Phải chi lúc đó em giữ bình tĩnh được thì đâu cần mất tiền oan. 

Tự nhiên đánh nhau với người say rượu làm gì không biết, chỉ cần kêu bảo vệ lên kéo anh ta đi là được rồi, em đúng là ngốc thật. Nóng giận phút chốc mà làm ảnh hưởng cả công việc và cuộc sống."

Có câu nói vui thế này: "Khi nóng giận online, thì IQ có cao đến đâu cũng phải off." Dễ bị cơn giận điều khiển là biểu hiện của những người không thể làm nên việc lớn.

Tôi đã từng xem qua một câu chuyện thế này:

Một con sư tử bị một con chuột nhỏ buông lời khiêu khích, nhưng dù con chuột tinh quái kia có nhảy loạn xạ, nói khó nghe cỡ nào đi nữa, sư tử cũng không thèm để ý đến nó.

Thấy thế, những loài động vật nhỏ khác mới hỏi sư tử:

"Không phải anh là vua muôn loài sao? Tại sao lại sợ con chuột nhỏ xíu đó?"

Sư tử đáp:

"Dù nó có nói gì đi nữa, cũng không thể ảnh hưởng đến tôi. Nhưng nếu tôi tấn công nó, tôi sẽ phải gánh cái danh tiếng ác tranh chấp với loài yếu thế, còn nó lại hưởng vinh dự dám thách thức với vua muôn loài."

Tức giận là trạng thái bình thường trong cuộc sống. Nhưng làm sao sáng suốt nắm rõ tình huống nào có thể tức giận, tình huống nào nên bình tĩnh ứng đối mới là người thông minh.

Kẻ mạnh không bao giờ để người khác dễ dàng chi phối cảm xúc. Mất bình tĩnh là một bản năng, nhưng có khả năng tự giải quyết sự nóng nảy ngay lúc đó mới là bình tĩnh.

Làm người, thời thời khắc khắc nên luôn ghi nhớ rằng: "Đừng bao giờ để giận quá mất khôn!"

Những nguyên nhân thất bại lớn của một người: Phàn nàn, kiểm soát cảm xúc kém, tham... - Ảnh 1.

(02)

Linh và Mai là bạn học, sau khi tốt nghiệp, hai người cùng làm chung một công ty. Không lâu sau đó, cả hai được đề cử đến trụ sở chính của công ty để tham gia cuộc thi kĩ năng.

Nhưng kí túc xá mà công ty sắp xếp cho họ ở lại rất tệ, huấn luyện viên còn nói tiếng địa phương, muốn hiểu được rất mất thời gian.

Vì vậy, Linh bắt đầu phàn nàn đủ thứ, nào là lễ tân thiếu trách nhiệm, nào là trụ sở chính không coi trọng nhân viên chi nhánh, nào là huấn luyện viên dạy sơ xài, rồi thành tích không tốt cũng là do cô ấy không được ngủ ngon giấc... 

Cô ấy chưa bao giờ nghĩ đến cách thay đổi, mà chỉ lo than phiền, vì thế cuối cùng bị đối thủ dễ dàng đánh bại.

Mai mặc dù cũng không hài lòng với đãi ngộ ở đây, nhưng cô bạn không nói gì. Nếu huấn luyện viên nói khó hiểu, cô sẽ nhờ đồng nghiệp giảng lại. 

Khi huấn luyện viên có thời gian rảnh, Mai liền đến hỏi ý kiến. Thấy cô ấy là người lạc quan, nên mọi người cũng nhiệt tình giúp đỡ.

Kết thúc cuộc thi, Mai nhận được thành tích tốt và được công ty thăng chức, còn Linh vì phàn nàn quá nhiều, khiến cấp trên nghe được không hài lòng, nên đã chấm dứt hợp đồng.

Có người từng bảo với tôi:

"Thỉnh thoảng phàn nàn về cuộc sống cũng không sao. Nhưng cứ luôn than phiền theo thói quen mà không chịu tìm kiếm sự thay đổi thì không phải là một người khôn ngoan."

Than phiền luôn là cái cớ của những kẻ yếu, trong khi thay đổi mới là vũ khí của kẻ mạnh. Nếu con đường phía trước của bạn toàn bóng tối, thì tốt hơn hết nên đi kiếm đèn thay vì ôm chân than vãn.

Dừng phàn nàn, có thể khiến cuộc đời bạn trở nên tốt đẹp nhanh chóng hơn!

Những nguyên nhân thất bại lớn của một người: Phàn nàn, kiểm soát cảm xúc kém, tham... - Ảnh 2.

(03)

Bạn đã nghe nhắc đến "hiệu ứng cua" bao giờ chưa?

Dù bỏ chúng trong một cái rổ không đậy nắp, chúng cũng không thể thoát ra ngoài. Vì bất kì con cua nào muốn bò ra, đều bị con cua bên dưới kéo xuống. Kết quả của việc tranh đấu nhau là không con nào thoát ra khỏi đó được.

Có một câu chuyện cổ tích như vầy:

Ba người thợ săn nọ cùng lúc phát hiện một con nai, bèn lùa nó vào núi và đánh ngất. Lúc này, họ bắt đầu tranh cãi xem con nai nên thuộc về ai. 

Bởi vì ai cũng cảm thấy mình là người đến trước tiên, nên cuộc cãi vã ngày càng gay gắt. Không nhịn nổi nữa, ba người họ liền xông vào đánh nhau.

Kết thúc trận chiến, cả ba thương tích đầy mình nằm rên rỉ trên mặt đất. Trong khi con nai tỉnh dậy và tự mình rời đi.

Tục ngữ nói không sai: "Chiến đấu luôn có tổn thương, còn hợp tác sẽ có lợi."

Hầu hết mọi thành tựu trên thế giới này đều đến từ việc tự hoàn thiện lẫn nhau. Đôi khi thành toàn cho người khác, cũng chính là mang thành tựu đến cho chính mình.

Những người sáng suốt luôn có tầm nhìn xa trông rộng, biết khi nào nên nhường nhịn, khi nào nên tranh đấu. 

Kẻ kiến thức hạn hẹp chỉ biết hò hét, tranh giành phần thắng về mình vì lúc nào cũng sợ thua thiệt hơn người khác. Khoảng cách giữa nhận thức, sẽ làm nên khoảng cách giàu – nghèo.

Theo soha.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang