Hầu hết cha mẹ đều nghĩ hiện tượng khó chịu ở dạ dày chỉ người lớn mới mắc phải. Thế nhưng, họ không biết rằng dạ dày của trẻ nhỏ cũng có thể bị tổn thương do những thói quen ăn uống xấu, từ đó đe dọa đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường.
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa của cơ thể con người, nó kết nối với thực quản ở phía trên và ruột non ở phía dưới. Đường tiêu hóa chủ yếu được bao bọc bởi hệ thần kinh trung ương (CNS) và hệ thần kinh ruột (ENS).
Nếu dạ dày bị tổn thương sẽ không thể tiêu hóa tốt thức ăn và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điều này chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe và làm suy yếu sức đề kháng.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe của con mình. Sau đây là một số thói quen ăn uống mà cha mẹ đang làm tổn thương dạ dày của trẻ.
Cho trẻ ăn quá nhiều
Tâm lý nhiều cha mẹ nghĩ rằng, trẻ ăn càng nhiều càng tốt, chúng sẽ lớn nhanh, vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng trên thực tế, dạ dày của trẻ chưa trưởng thành, nếu ăn quá nhiều sẽ tạo gánh nặng và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, từ đó gây hại cho cơ thể.
Tiêu thụ thức ăn gây khó chịu
Một số trẻ thích ăn có vị cay nồng như dải cay, ớt, cà phê…, hoặc yêu thích các loại đồ ăn thức uống lạnh như kem. Những loại thức ăn có tính kích ứng mạnh này dễ gây kích ứng ruột và dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, trẻ rất thích ăn vặt nhưng lại không biết rằng, nó chứa nhiều chất phụ gia, dễ kích thích thần kinh dạ dày và cản trở chức năng tiêu hóa.
Ăn uống không đúng giờ giấc
Một số cha mẹ không quá chú trọng đến giờ giấc ăn uống, họ ít khi ăn đúng giờ, bỏ bữa sáng chỉ để ngủ hoặc ăn khuya quá nhiều, trẻ cũng dần bắt chước thói quen này.
Khi ăn quá no hoặc quá đói sẽ rất dễ làm tổn thương dạ dày, nhất là vào buổi sáng, khi không có thức ăn, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit dịch vị và pepsin, dễ ăn mòn lớp niêm mạc. Trường hợp ăn quá trễ vào buổi tối không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày mà còn khiến dư thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến tích mỡ, tăng trưởng chiều cao cũng bị ảnh hưởng.
Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh
"Bệnh từ miệng mà vào", có rất nhiều quán ăn vỉa hè, hầu hết đều không đảm bảo vệ sinh, thức ăn rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Vì vậy, cha mẹ phải chú ý vấn đề an toàn thực phẩm. Mặc dù axit trong dạ dày có thể phân hủy hầu hết các vi khuẩn nhưng vẫn có một số vi khuẩn cứng đầu dễ dẫn đến viêm dạ dày và Helicobacter pylori.
Cha mẹ nên bảo vệ dạ dày của con mình như thế nào?
- Cân bằng chế độ ăn uống
Cha mẹ muốn bảo vệ đường ruột và dạ dày của trẻ, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống chẳng hạn như cho ăn đúng giờ, thức ăn lành mạnh và phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên nấu các món ăn bổ tỳ vị như cháo kê, cháo cà rốt, bí đỏ… Các loại trái cây như táo, dâu tây có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày ở một mức độ nhất định.
- Tập thể dục điều độ
Trẻ vận động không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, phục hồi chức năng tiêu hóa.
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/nhung-thoi-quen-an-uong-de-khien-da-day-cua-tre-suy-yeu-anh-huong-den-chieu-cao-ma-cha-me-khong-biet-162210901151316791.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.