Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tự tin, sống hướng nội
Đại đa số bố mẹ trong quá trình trưởng thành của con đều sử dụng những câu nói như: "Đừng chạy lung tung ra bên ngoài. Cẩn thận bị kẻ xấu lừa. Nếu như không nghe lời sẽ đem cho ông ba bị...". Những câu dọa nạt đó đã hình thành cho trẻ những tâm lý căng thẳng, cách nhìn không tốt đẹp đối với thể giới bên ngoài. Hoặc có những đứa trẻ, sau khi nghe chuyện đáng sợ đã để lại trong tâm trí sự ám ảnh, sợ hãi.
Sự bảo vệ quá mức của bố mẹ
Sự bảo vệ quá mức của cha mẹ làm trẻ mất đi cơ hội được trải nghiệm và rút ra những bài học cho bản thân chúng (Ảnh minh họa).
Có những đứa trẻ rất bất cẩn trong việc bảo vệ bản thân. Hầu như bất cứ việc gì trong cuộc sống cũng không được chạm vào. Ví dụ như trẻ muốn chạm vào chổi, bố mẹ lập tức nói: "Cẩn thận, bẩn quá, con mau bỏ xuống đi". Hay khi chúng muốn rửa bát, bố mẹ cũng lập tức nói ngay: "Đừng đụng vào, nó rơi vỡ mất".
Sự bảo vệ quá mức của cha mẹ làm mất đi cơ hội cho con thử nghiệm những hoạt động bình thường và rút ra những bài học cho bản thân chúng, tạo nên sự rụt rè trong tính cách của con trẻ sau khi lớn lên.
Đứa trẻ thiếu chủ động, không thích ứng được với hoạt động nhóm
Có vài đứa trẻ chỉ được đi với bố mẹ, không giao lưu, kết bạn với khiến khả năng giao tiếp của trẻ không được rèn luyện nhiều. Trẻ sẽ ngại giao tiếp thế giới bên ngoài, có xu hướng thu hẹp mình vào bên trong.
Phương pháp giúp cho trẻ tự tin, phát triển một cách toàn diện
1. Hãy nghiêm túc với những yêu cầu của con.
2. Mỗi dịp cuối tuần hãy đưa con ra ngoài chơi và chủ động hỏi ý kiến của bé. Nhưng thay vì đặt câu hỏi: "Con muốn đi đâu?", bạn nên đặt câu hỏi: "Con muốn đi sở thú hay thủy cung". Điều này chỉ cho con chọn trong phạm vi nhất định, tăng cường sự tự tin và chủ động trong việc lựa chọn.
3. Trong thời gian con học bất cứ điều gì, bạn đừng cười hay chế giễu. Như vậy làm cho con thiếu tự tin, mất hứng thú với điều đó.
4. Nếu như con có đưa ra vấn đề hỏi bạn, hãy kiên nhẫn lắng nghe con. Nếu như bạn không trả lời được, hãy thẳng thắn nói với bé. Giải thích cho con rằng bất cứ ai cũng có những điều không biết, không làm được. Hãy thành thật thừa nhận vì nó không có gì là xấu, đáng sợ cả.
Cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe con, nếu như có vấn đề bạn không trả lời được hãy thẳng thắn nói với bé (Ảnh minh họa).
5. Cho con thoải mái vẽ bậy trên tường. Hãy làm một chiếc giá để bé trưng bày sản phẩm của mình. Như vậy chúng sẽ tự tin hơn rất nhiều với khả năng của mình, thỏa sức sáng tạo, phát triển ý tưởng.
6. Tạo một không gian riêng cho bé bằng cách bạn hãy làm một căn phòng nhỏ. Điều này sẽ khiến cho con có một không gian riêng cho chính mình và con sẽ tự tin hơn rất nhiều.
7. Đừng bao giờ đổ lỗi cho bé khi bạn thấy những mớ hỗn độn trên bàn, thay vào đó hãy dùng cách dạy con sắp xếp, thu gọn. Lòng khoan dung luôn là liều thuốc tốt.
8. Đừng mang con so sánh với người khác, việc đó sẽ đánh mất lòng tự trọng của bé.
9. Hãy giúp cho bé chủ động trong việc sử dụng tiền bằng cách cho bé thanh toán các khoản khi đi siêu thị.
10. Hãy tôn trọng ý kiến của con trong tất cả mọi lĩnh vực, đừng phản đối ngay hay ngắt câu nói khi con đưa ra quan điểm của mình.
11. Tương tác và giao tiếp với con một cách bình đẳng giống như những người bạn khi thảo luận về một vấn đề gì đó.
12. Hãy công nhận năng lực của trẻ ngay từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.
13. Hãy cùng tập luyện với con biểu diễn một bài hát, đoạn thơ trên sân khấu, rèn luyện cho con tự tin hơn trước đông người.
14. Tạo cơ hội giao tiếp với những người xung quanh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ. Giúp con lên những kế hoạch nhỏ và chấp hành chúng một cách nghiêm túc.
15. Kích thích sự sáng tạo của bé bằng việc cho con chơi với các đồ vật, để học cách tạo hình.
16. Đưa ra những cách giúp cho trẻ vượt qua khó khăn, kích thích tinh thần tự vận động, vươn lên.
17. Hãy khen con một cách cụ thể và rõ ràng từng hành động, từng thành tích mà con đạt được.
Cha mẹ hãy hãy khen con một cách cụ thể và rõ ràng từng hành động, từng thành tích mà con đạt được (Ảnh minh họa).
18. Giúp con phát triển được phương diện sở trường của mình, có cá tính lập trường quan điểm một cách rõ ràng.
19. Tự tin về ngoại hình cũng là cách giúp con thoải mái giao tiếp với thế giới bên ngoài.
20. Hãy để con tự chủ trong cuộc sống của chính mình. Tự thức dậy, tự đánh răng, tự làm việc nhỏ và sau này khi lớn lên sẽ tự biết cách chịu trách nhiệm về bản thân của mình.
21. Cho chúng cơ hội tiếp xúc với thế giới động vật nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ, bổ sung thêm các kiến thức địa lý, ký hiệu ám chỉ.
22. Bạn tuyệt đối không được lăng mạ con, điều này vừa làm tổn thương lại vừa hình thành những điều không tốt trong đầu con.
23. Hãy giúp cho bé chủ động trong việc sử dụng tiền bằng cách cho bé thanh toán các khoản khi đi siêu thị.
24. Hãy giữ lời hứa với con, hình thành việc tuân thủ những gì mình đã hứa.
25. Bố mẹ hãy là những tấm gương cho con cái noi theo.
Theo Helino
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.