1. Các bước xử lý khi bị chó cắn
Rửa ngay vết thương bằng xà phòng |
Sơ cứu tại chỗ
- Việc đầu tiên cha mẹ phải làm khi con bị chó cắn đó là phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng lưu ý không được chà xát vết thương quá mạnh. Ngoài việc sử dụng xà phòng, cha mẹ có thể dùng nước muối, cồn sát khuẩn vết thương.
- Bạn không nên cầm máu ngay nếu vết thương chảy máu trong khoảng 15 - 20 phút. Sau 15 phút nếu vết thương tiếp tục chảy máu, bạn hãy sử dụng băng gạc y tế để cầm vết thương.
- Nếu vết thương quá sâu, bạn nên dùng dây thun để garo xung quanh vết thương và chỉ, sau đó phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời cứu chữa.
Tiêm vacxin phòng dại
- Trong các trường hợp dưới đây, nạn nhân cần được tiêm vacxin phòng dại càng sớm càng tốt: vết cắn ở các vùng nguy hiểm như đầu, mặt, bộ phận sinh dục, cổ,... ; trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại; bị chó mèo hoang cắn;....
- Không vội tiêm ngay và cần theo dõi biểu hiện của nạn nhân sau 15 ngày với các trường hợp: vết cắn nhẹ, không bị cắn vào vùng nguy hiểm, chó không bị bệnh dại,...
Nên nhớ, phải đưa nạn nhân tiêm vacxin và huyết thanh kịp thời, đúng thời điểm. Vacxin và huyết thanh sẽ không còn tác dụng nếu cha mẹ đưa trẻ đi tiêm muộn.
2. Các triệu chứng bệnh dại
Cha mẹ phải chú ý các biểu hiện lạ của trẻ sau khi bị chó, mèo cắn |
Trước khi phát bệnh 2 - 4 ngày: Trong khoảng thời gian này nạn nhân thường có các biểu hiện như đau đầu, khó chịu, sợ sệt, chán nản vô cớ. Có các trường hợp mắc các biểu hiện sưng đau tại vị trí cắn, sốt, cảm.
Khi phát bệnh dại: Nhiệt độ cơ thể trẻ có thể lên đến 40, 6 độ C, khàn tiếng, ho, mệt mỏi với các mức độ khác nhau:
- Nạn nhân trong tình trạng co thắt: Biểu hiện ở thể co thắt là trẻ sợ nước, sợ ánh sáng, gió. Bệnh nhân bị khó thở, co giật, run, mất ý thức, ngất xỉu.
- Nạn nhân bị co thắt và liệt: Trường hợp này trẻ không bị kích thích quá độ như trên, chỉ bị co thắt và liệt. Trẻ dễ bị tử vong do khó thở và bị ngất xỉu.
- Nạn nhân ở thể cuồng: Viru dại khiến trẻ bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến tình trạng hung dữ, khả năng kéo dài thời gian sống thấp.
3. Cách phòng chống bệnh dại
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với chó, mèo |
- Nhà có trẻ nhỏ không nên nuôi chó mèo. Nếu nuôi chó mèo gia đình phải cho chó mèo tiêm dại theo đúng định kỳ, tránh cho trẻ tiếp xúc với chó mèo.
- Khi cho chó đi dạo nên đeo rọ mõm cho chúng tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
- Tiêm phòng cho trẻ khi bị chó dại cắn.
- Không được tự ý dùng thuốc chữa vết thương cho trẻ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.