Phát hiện nhiều món đồ lạ trong giỏ đồ của con gái, mẹ tức giận mắng là "tên trộm" nhưng rồi phải hối hận

Các con có trót lấy đồ của người khác, cha mẹ cũng đừng vội mắng bé là kẻ trộm. Cha mẹ thông thái sẽ có cách xử lý khiến con hiểu chuyện mà không tổn hại tới tâm lý trẻ.

Rất nhiều trẻ em trong gia đình có sự giáo dục tốt nhưng vẫn đôi lúc nảy sinh thói tắt mắt, tự tiện lấy đồ của người khác. Sau khi cha mẹ phát hiện sẽ rất tức giận nghĩ rằng con mình đang ăn cắp nên thẳng tay đánh đòn.

Cha mẹ dạy con là đúng, nhưng liệu cách xử lý cứng nhắc và mạnh bạo này có hiệu quả? Trên thực tế, đôi khi trẻ em vẫn không thể phân biệt giữa các khái niệm "quyền sở hữu" và "ăn cắp". 

Theo các chuyên gia tâm lý, nói dối và ăn trộm là những hành vi phổ biến ở trẻ mới lớn khi chưa phân biệt được đúng sai. Những vấn đề này xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi. Và thật không phù hợp khi dùng những từ "ăn trộm", "ăn cắp" để chỉ 1 hành vi của đứa trẻ.

Phát hiện nhiều món đồ lạ trong giỏ đồ của con trai, mẹ tức giận mắng
 

Bé Na hiện 5 tuổi, đang học ở 1 trường mẫu giáo gần nhà. Cô bé tính tình vui vẻ, hòa đồng và quen rất nhiều bạn. Sẽ không có gì đáng nói cho tới một ngày kia, mẹ của Na bất ngờ phát ra trong giỏ của con có rất nhiều món đồ lạ: Những chiếc kẹo cao su, con vịt nhỏ, lợn bông, búp bê tóc vàng, chiếc khăn tay thêu hoa... Và tất cả những thứ này mẹ Tiểu Mễ chắc chắn mình không hề mua cho con gái. 

Vậy tại sao cô bé lại có những thứ này? Mẹ đã nhẹ nhàng hỏi: "Na, những món đồ chơi này ở đâu ra vậy?".

Cô bé cũng hồn nhiên trả lời mẹ: "Xếp hình là ở lớp học, con vịt là của bạn Lạc Lạc... Con thích hết các thứ nên đã lấy nó!".

Trước câu trả lời ngây ngô của con gái, mẹ Na rất tức giận. Cô từng dạy con không được tự tiện lấy đồ của người khác rồi, vậy mà bé vẫn làm trái. Hành vi này có khác gì một tên trộm đâu?

Phát hiện nhiều món đồ lạ trong giỏ đồ của con trai, mẹ tức giận mắng

Mẹ Tiểu Mễ phát hiện con có rất nhiều món đồ chơi lạ. (Ảnh minh họa)

Mẹ đã chỉ tay và mắng Na như vậy trong lúc nóng giận. Và cô bé bật khóc nói: "Không, con không phải tên trộm. Con không muốn đi tù. Con sẽ trả lại mà!".

Lúc này, người mẹ mới nguôi ngoai và nhận ra mình thoáng chốc bị cơn giận làm mất kiểm soát. Cô hối hận ôm con gái vào lòng rồi giảng giải. 

Tại sao trẻ em thích "trộm đồ"?

Hầu hết trẻ em đi lấy đồ của người khác chưa có ý thức về tính sở hữu, các bé chỉ có ý thức về nhu cầu: "Con không có thứ đó", "Con yêu thứ đó", "Con muốn có thứ đó"... Và nhu cầu này thúc đẩy trẻ em hành động.

Theo Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội) cho biết: "Trẻ dưới 6 tuổi chưa ý thức rõ ràng về sự sở hữu. Những bé này khi vào siêu thị tự tiện lấy đồ không bị coi là ăn trộm và thường những nơi này yêu cầu trẻ phải có người lớn đi kèm mới được vào. Đôi khi trẻ đã quen được bố mẹ cho tiền hay sai đi mua đồ, nên thấy tiền, không cần biết của ai, là lấy đi mua".

Cha mẹ nên làm gì để giải quyết vấn đề này?

1. Hỏi lý do

Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện con lấy đồ của người khác là hỏi lý do. Hãy chú ý tới cách trò chuyện, thật nhẹ nhàng để các con mở lòng. 

Phát hiện nhiều món đồ lạ trong giỏ đồ của con trai, mẹ tức giận mắng
 

2. Kiểm soát cảm xúc và giúp con nhận sai

Trẻ em lấy đồ của người khác, đừng nói rằng con "ăn cắp". Khi đó, con sẽ thấy xấu hổ hoặc sợ hãi, thật sự là một vết đen trong tâm lý đứa trẻ.

Thay vì thế, cha mẹ nên kiềm chế cảm xúc để giảng giải cho con: Nếu món đồ chơi yêu thích của con bị mất, con có buồn không? Con có vội vã đi tìm không? Con có ghét bạn nào đã lấy của con không?...

Hãy sử dụng những lời lẽ nhẹ nhàng nhưng đanh thép để con hiểu hành vi của mình là sai. Sau khi để con nhận lỗi, cha mẹ còn cần hướng dẫn con đưa ra cách xử lý: đem trả đồ, xin lỗi, bồi thường...

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Nguồn Sina và tổng hợp

Link bài gốc: http://helino.ttvn.vn/helino/phat-hien-nhieu-mon-do-la-trong-gio-do-cua-con-gai-me-tuc-gian-mang-la-ten-trom-nhung-roi-phai-hoi-han-22201930112177457.htm

 
 
 

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang