Phương pháp montessori cho trẻ 0-6 tuổi - Hiểu đúng, áp dụng đúng

(lamchame.vn) - Dạy con bằng phương pháp giáo dục Montessori giúp con phát triển toàn diện từ thể chất đến trí tuệ, tâm hồn. Làm thế nào để áp dụng phương pháp này một cách đúng nhất và khoa học nhất? Cùng tìm hiểu 7 nguyên tắc giáo dục Montessori ngay dưới đây!

Dạy con bằng phương pháp giáo dục Montessori giúp con phát triển toàn diện từ thể chất đến trí tuệ, tâm hồn. Làm thế nào để áp dụng phương pháp này một cách đúng nhất và khoa học nhất? Cùng tìm hiểu 7 nguyên tắc giáo dục Montessori ngay dưới đây! 

Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi là phương pháp giáo dục tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và nhân cách

1. Phương pháp Montessori là gì?

Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục hiện đại được phát triển bởi tiến sĩ Maria Montessori - một nhà nghiên cứu y khoa và giáo dục người Ý, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Phương pháp này tập trung vào việc phát triển toàn diện cho trẻ em, bao gồm cả khía cạnh về trí tuệ, vận động, tâm hồn và kỹ năng xã hội.

Montessori đã trở thành một trong những phương pháp giáo dục nổi tiếng trên thế giới và được áp dụng ở nhiều quốc gia dành cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.  

>> Trường mầm non Sakura Montessori được biết tới là một trong những đơn vị tiên phong giảng dạy Montessori tại Việt Nam, đây cũng là trường mầm non Montessori ĐẦU TIÊN của thành phố Hà Nội được Sở GD&ĐT phê duyệt liên kết giáo dục với Trường Mầm non Headland Montessori Úc

7 nguyên tắc giáo dục Montessori cho trẻ từ 0-6 tuổi

Khi ba mẹ hiểu về triết lý giáo dục Montessori, ba mẹ hoàn toàn có thể giáo dục trẻ dựa theo các nguyên tắc và đặc điểm cơ bản của phương pháp Montessori.

Dưới đây là 7 nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi quan trọng ba mẹ cần nhớ:

1. Tôn trọng 

Phương pháp Montessori đề cao sự tôn trọng trẻ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy. Montessori tin rằng trẻ em có một bản năng tự nhiên để học và phát triển, trẻ cần được khuyến khích tự chủ trong việc chọn lựa hoạt động và ba mẹ cần tôn trọng những quyết định của trẻ. 

Với nguyên tắc tôn trọng trẻ, ba mẹ hãy đặt bản thân vào vị trí của con và đồng cảm với những việc con làm, hiểu những cảm xúc của con mọi lúc, mọi nơi. Sự tôn trọng từ ba mẹ sẽ giúp trẻ được phát triển một cách tự nhiên và học được cách tôn trọng mọi người xung quanh. 

2. Tự do di chuyển

Nguyên tắc tự do di chuyển là một trong những điểm quan trọng của phương pháp giáo dục Montessori. Phương pháp này khuyến khích trẻ em học thông qua trải nghiệm thực tế và hoạt động thực hành. Tự do di chuyển giúp trẻ dễ dàng tiếp cận môi trường học, tham gia vào các hoạt động theo sở thích và nhu cầu cá nhân của trẻ. 

Mục đích của nguyên tắc này là tạo ra một môi trường cho trẻ tự do khám phá, không bó hẹp trẻ trong những “cái hang”, “cái hộp” mà người lớn tạo nên. Ba mẹ hãy tạo cho bé không gian và thời gian tự do di chuyển sẽ giúp bé trải nghiệm được những kỹ năng mới. 

3. Tự do lựa chọn

Trẻ em trong môi trường Montessori có quyền lựa chọn hoạt động theo sở thích và nhu cầu cá nhân của mình. Tự do lựa chọn không chỉ tập trung vào việc tạo ra một môi trường học tích cực mà còn giúp phát triển sự tự chủ, quyết đoán và trách nhiệm của trẻ em trong quá trình học. 

Ba mẹ hãy thể hiện sự tôn trọng với những lựa chọn của con và tạo điều kiện cho con phát triển, con tự xác định được điều gì là phù hợp với mình. 

4. Dạy trẻ tự lập

Trong quá trình giáo dục, ba mẹ nên tập trung vào việc giúp trẻ phát triển khả năng tự lập,  tự chủ trong quá trình học và cuộc sống hàng ngày.  Trẻ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động tự lập như mặc quần áo, nấu ăn và làm các công việc hàng ngày khác để phát triển kỹ năng tự chủ và tự lập.

Ba mẹ hãy đơn giản hóa các công việc và hướng dẫn con cách làm, để con thực hiện công việc theo đúng khả năng của mình. Hãy đồng hành và quan sát mọi hoạt động của trẻ và hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ.

5. Giao tiếp

Nguyên tắc giao tiếp trong phương pháp giáo dục Montessori tập trung vào việc xây dựng một môi trường giao tiếp tích cực, tôn trọng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ em. Hãy thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng, ngôn từ dễ hiểu. Qua đó, trẻ học được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phát triển khả năng giao tiếp. 

Trong giao tiếp, ba mẹ hãy tôn trọng khi con nói, để con được nói những điều con muốn. Đồng thời, dạy con cách lắng nghe người khác, không ngắt lời và chen ngang khi đối phương đang nói. 

6. Ưu tiên đồ chơi, vật liệu nguồn gốc thiên nhiên

Các đồ chơi và vật liệu trong Montessori nên được lựa chọn từ chất liệu thiên nhiên an toàn, thân thiện. Tận dụng những hộp bìa cứng, bóng bay, thanh vòng,...là cách ba mẹ có thể sáng tạo thành đồ chơi phù hợp cho con.  

Nên ưu tiên những đồ chơi, vật liệu mà trẻ có thể cầm nắm được và an toàn khi con sử dụng. Bên cạnh đó, đồ chơi là cách giúp phát triển các giác quan hiệu quả, vì vậy ba mẹ hãy kích thích trẻ dùng tay khi chơi để tạo sự mới mẻ và hứng thú cho trẻ. 

7. Hãy kiên nhẫn

Montessori tôn trọng sự phát triển tự nhiên của mỗi trẻ và nhận ra rằng trẻ có thể phát triển theo những tiến độ riêng của mình. Điều này yêu cầu sự kiên nhẫn từ phía người lớn, không áp đặt những kỳ vọng không hợp lý về thời gian hoặc sự phát triển của trẻ. Không nên nổi nóng, la mắng, chỉ trích hay sử dụng đòn roi vì sẽ khiến trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Ba mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe những cảm xúc của con, cùng con tìm ra phương hướng giải quyết tích cực và kiên nhẫn đồng hành cùng con. Điều này không chỉ giúp con có cơ hội phát triển lành mạnh mà còn giúp mối liên kết gia đình được bền chặt hơn. 

Thông qua 7 nguyên tắc dạy con theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 - 6 tuổi, ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những nguyên tắc này trong việc giáo dục con tại nhà. Hãy cùng con khám phá ra điểm mạnh của bản thân, giúp con hình thành, phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách, trí tuệ và thể chất. 

Theo Lamchame.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang