Quai bị ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc, điều trị

(lamchame.vn) - Quai bị ở trẻ em thường nhẹ và ít biết chứng. Tuy nhiên cha mẹ cũng không được chủ quan trong việc phòng và điều trị bệnh.

Quai bị là một loại bệnh gây ra bởi virus Mumps, gây sưng đau ở tuyến nước bọt, còn gọi là tuyến mang tai. Bệnh thường lây qua đường tiếp xúc thông thường khi trong không khí có virus gây bệnh. Bệnh thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

benh-quai-bi-o-tre-em.jpg

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị

Các triệu chứng quai bị thường xuất hiện trong vòng hai tuần sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện giống với triệu chứng của những cơn cảm cúm thông thường như:
Sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi, có thể sưng bìu và đau tinh hoàn. Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị.

Các biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị thường nhẹ ở trẻ em, nhưng đôi khi các biến chứng có thể xảy ra. Tuy các biến chứng nghiêm trọng thường hiếm gặp song có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành. Các biến chứng thường thấy của bệnh bao gồm: Nếu mắc bệnh khi còn nhỏ, trẻ có thể bị điếc, tỷ lệ trẻ gặp biến chứng này là 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh.

Quai bị có thể tấn công hệ thống thần kinh trung ương, gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh từ quai bị thường gặp hơn ở người lớn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.

Bệnh quai bị có thể gây ra viêm màng tinh hoàn ở 4 trong số 10 bé trai và nam giới trưởng thành. Bệnh này phổ biến hơn sau tuổi dậy thì và có thể gây đau trong một vài tuần kèm triệu chứng sưng, đau, buồn nôn, nôn và sốt. Viêm tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Bệnh quai bị ở trẻ em có dễ lây?

Virus quai bị rất dễ lây lan. Chúng theo những giọt dịch nhỏ xíu từ miệng và mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho, thậm chí là khi cười và truyền trực tiếp qua người tiếp xúc. Ngoài ra virus còn có thể lây qua việc sử dụng khăn hoặc ly nước chung.

Người mắc quai bị thường dễ lây cho người khác, đặc biệt là từ 1 – 2 ngày trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên đến tận 6 ngày sau khi hết bệnh. Nếu con bạn bị quai bị, hãy giữ bé tránh xa những người khác, nhất là từ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho đến khi bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm và ngược lại. Người nhiễm virus quai bị có thể không có bất kì triệu chứng nào.

Chăm sóc và điều trị trẻ bị bệnh quai bị

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng. Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải, nên dùng Oresol để bù nước. Hạn chế các loại thực phẩm cứng, các thức ăn nhiều gia vị, cay nóng hoặc có tính acid. Chọn các thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp.

Khi có dấu hiệu đau ở vùng mang tai, nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh, vì viêm tuyến nước bọt không nhất thiết do virus quai bị mà có thể do các virus hoặc vi khuẩn khác gây ra.

Nếu bệnh nhân nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn hoặc bệnh nhân nữ bị viêm buồng trứng, nên vào bệnh viện ngay để được theo dõi chặt chẽ, tránh để lại những di chứng đáng tiếc.

Nguồn: Thành viên diễn đàn Lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang