Sinh thường thai ngôi mông có thể gặp biến chứng nguy hiểm cho thai nhi
Chị Mel, một bà mẹ người Australia vẫn luôn có mong muốn được sinh thường trong suốt thời kỳ mang thai. Nhưng đến những tháng cuối, bé con của chị vẫn không chịu quay đầu và giữ nguyên vị trí ngôi ngược cho đến ngày sinh. Với kinh nghiệm đã từng là một nữ hộ sinh, chị Mel biết rõ những sự cố, rủi ro nếu sinh thường khi thai ngôi mông. Nhưng sau khi hỏi ý kiến của các bác sỹ, chị vẫn quyết tâm làm điều đó.
Đến tuần thứ 41, chị Mel mới có dấu hiệu chuyển dạ. Chị đã phải chịu đau đớn trong nhiều giờ liền dưới vòi hoa sen. Khi dấu hiệu sinh trở nên rõ rệt, chị đã chuyển sang tư thế quỳ và hạ sinh em bé một cách an toàn.
Chị Mel đã may mắn sinh con một cách thuận lợi, an toàn dù ngôi thai ngược
Chị Mel đã rất may mắn khi quá trình sinh nở diễn ra khá suôn sẽ và không có biến chứng nào sau xảy ra. Bởi sinh thường thai ngôi mông rất khó khăn và tiềm ẩn những nguy hiểm đến cho cả mẹ và con:
- Mẹ sẽ mệt và đuối hơn, cũng như thời gian chuyển dạ lâu hơn do áp lực từ vùng mông của bé lên tử cung không nhiều như vùng đầu.
- Có thể gây ra biến chứng sa dây rốn do vùng chân và mông chiếm ít thể tích nên đủ chỗ cho dây rốn trượt ra ngoài. Lúc này nhiệt độ bên ngoài và không khí làm dây rốn bị quắp lại ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy khiến trẻ bị ngạt thở khi sinh.
Sinh thường ngôi thai ngược sẽ dẫn đến tình trạng bé bị thiếu oxy nguy hiểm đến tính mạng
- Việc phần mông ra trước phần đầu cũng sẽ khiến bé có thể bị thiếu oxy, cũng như kéo dài thời gian sinh gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
- Nếu quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi cũng có dẫn đến một số biến chứng như bị bầm ở mông, trật khớp mông, bộ phận sinh dục bị bầm, phù, bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.
- Việc sinh quá nhanh cũng khiến đầu bé có nguy cơ bị tổn thương.
Nguyên nhân dẫn đếnhiện tượng thai ngôi mông và cách xử lý
Bình thường thai nhi 32 tuần tuổi sẽ tự quay đầu về ngôi thai thuận, lúc này đầu bé chúc xuống và nằm trong khung chậu của mẹ. Nhưng có một số trường hợp, bé lại quay mông hoặc chân xuống phía dưới do nhiều lý do khác nhau. Trong đó phải kể đến nguyên nhân do khung xương chậu của mẹ hẹp, tử cung không bình thường (tử cung hình ống, tử cung đôi), rau bám thấp hay nước ối ít khiến bé không thể thay đổi tư thế. Trong tình huống này thì không có cách nào thay đổi tư thế của bé.
Các dạng ngôi thai ngược
Còn nếu mẹ bầu bị ngôi thai ngược không phải do các trường hợp trên thì hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Chăm sóc và giữ gìn cẩn thẩn để tránh bị sinh non.
- Dành khoảng 1 giờ/ ngày để tập tư thế: quỳ đầu gối, cúi đầu xuống dưới và mông chổng ngược lên trên để bé tự quay đầu.
- Dùng phương pháp xoay ngôi thai External Cephalic Version, tuy nhiên tỉ lệ thành công của các này cũng chỉ khoảng 50%.
Xoay ngôi thai bằng phương pháp ECV
Sau cùng thì lựa chọn cách sinh mổ vẫn là phương pháp an toàn nhất cho cả mẹ và bé khi mang thai ngôi ngược.
(Tổng hợp)
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.