Khoai tây: Khoai tây nảy mầm không nên ăn, nhiều người tiếc của vẫn để lại và tiếp tục ăn. Trong thực tế, khoai tây hay mọc mầm vào mùa hè và tạo ra một chất độc có tên là solanine. Nếu ăn loại củ mọc mầm này có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy cùng một loạt các triệu chứng của ngộ độc.
Đậu phộng nảy mầm: Không chỉ nảy mầm mà đậu phộng mốc cũng có thể sản xuất một lượng lớn độc tố aflatoxin, chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới được liệt kê vào danh sách là một chất gây ung thư. Sau khi ăn, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư ở người.
Khoai lang: Ngoài khoai tây thì khoai lang nảy mầm cũng có thể gây ngộ độc. Sau khi nảy mầm, lớp biểu bì củ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen và độc tố sẽ được thải ra. Ngay cả sau khi được nấu chín ở nhiệt độ cao độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người. Vì vậy tuyệt đối không được ăn những thực phẩm trên.
Mầm măng và củ sắn: Một số cây sinh ra đã có chất độc chẳng hạn như cây sắn, cây măng củ. Củ sắn rất độc, trong củ sắn chứa alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc, người bệnh có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Gừng mọc mầm: Nhiều nghiên cứu thấy, khi bị dập nát hoặc hỏng, bên trong củ gừng sinh ra một chất độc hại có tên là shikimol. Đặc biệt gừng để lâu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng. Vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.
Hành: Ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ để nuôi mầm non đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu và không còn thơm ngon, dậy mùi nữa.
Ngược lại, các loại thực phẩm này nảy mầm dinh dưỡng tăng gấp đôi:
Tỏi: Nhiều người nghi ngờ rằng liệu tỏi sau khi nảy mầm có thể ăn được không. Nếu tỏi nảy mầm, miễn là tỏi không thay đổi màu sắc hoặc bị nấm mốc, bạn có thể ăn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra tỏi mầm có nồng độ chất chống oxy hoá cao hơn tỏi tươi, thậm chí là chống ung thư, chống lão hóa.
Đậu tương: Các nghiên cứu đã chứng minh: hàm lượng chất béo và hàm lượng đường sẽ giảm sau khi đậu tương mọc mầm; trong khi đó lượng protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng lên.
Cây đậu Hà Lan: Cây giống hạt đậu đang rất được khuyến khích sử dụng, với hàm lượng carotene lên đến 2.700 μg /gram, trong khi đó các loại trái cây và rau thường ăn chỉ khoảng 100 μg /gram carotene.
Hạt tam giác mạch: Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hạt cây tam giác mạch nảy mầm có khả năng làm hạ huyết áp, ức chế gan nhiễm mỡ. Và với hàm lượng chất xơ trong khẩu phần tăng lên, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Gạo lứt: Mầm gạo lứt được phổ biến đầu tiên từ đất nước Nhật Bản. Ngày nay gạo lứt được coi như là một loại thực phẩm chức năng mới có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Gạo lứt không dễ tiêu hóa, hương vị cũng không dễ ăn, chế biến mất nhiều thời gian, nhưng mầm gạo lứt thì lại bù đắp cho những nhược điểm đó, nó có tác dụng làm cho aminobutyric acid (gaba - chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm các acid amin) và các thành phần có lợi khác được cải thiện đáng kể
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.