Sắc thuốc bắc bằng nước sôi thì cả nồi thuốc bỗng thành vô tác dụng

(lamchame.vn) - Có thành phần từ những loại dược liệu được bốc theo kinh nghiệm ngàn đời để lại những thang thuốc Bắc luôn có vị trí quan trọng trong cuộc sống người Á Đông. Quen thuộc là thế nhưng nhiều người không hề biết rằng thuốc Bắc chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu được sắc đúng cách.

Những thang thuốc bắc sắc dưới ngọn lửa nhỏ mang mùi thơm ấm nóng , đó là hình ảnh quen thuộc của nhiều gian bếp người Việt.Để giữ dưỡng chất trong ấm thuốc nhiều người còn cẩn thận sắc thuốc bằng nước đã đun sôi. Tuy nhiên, cẩn thận quá lại hóa thừa bởi cách này lại là cách nhanh nhất để  giảm thấp hiệu quả của thuốc.

Theo các thầy thuốc Đông y,  các vị thuốc trong thuốc bắc phần lớn là rễ - lá – thân hoặc hoa của các loại cây dược liệu. Thành phần của chúng nằm ở trong các tế bào và cần phải có thời gian, nhiệt độ thích hợp mới có thể thôi ra được. Các lang y luôn khuyến khích người dân nên dùng nước giếng khơi, nước mưa hoặc nước cất để sắc thuốc. Nhưng hiệu quả chỉ tối ưu khi đó là nước lạnh, còn là nước nóng rồi thì lại không có tác dụng. Nước nóng thậm chí còn làmbị đông cứng hoặc biến dạng các thuộc tính chữa bệnh có sẵn trong các vị thuốc. Vì vậy, có nhiều người cẩn thận còn tiến hành ngâm thuốc trong nước lạnh khoảng 15 đến 20 phút để mềm dược liệu, mở đường cho các dưỡng chất có trong dược liệu lan tỏa ra. 

Sắc thuốc Bắc bằng nước sôi sẽ làm giảm dược tính của thuốc

Lượng nước lạnh  để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải, không nên nhiều quá cũng không nên ít quá. Tốt nhất là nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần sắc thuốc đầu tiên. Những lần kế tiếp thì đổ nhiều hơn để thời gian đun được lâu hơn, dược liệu thôi ra mạnh mẽ hơn.

Thời gian sắc thuốc cũng rất quan trọng bởi nó quyết định tới độ đậm đặc của thuốc. Theo kinh nghiệm truyền lại thì với ngọn lửa nhỏ, mỗi lần nên sắc từ 60 đến 90 phút. Không nên sắc nhanh vì lửa lớn sẽ làm bốc hơi nước nhanh nhưng cũng không khiến dược liệu có thể thôi ra chất. Còn nếu lửa nhỏ quá, quá trình đun lâu cũng làm biến chất những thành phần có trong nước đang sắc. 

Ngoài ra các thầy thuốc Đông Y cũng tiết lộ tằng tùy vào một số vị thuốc có cách sắc khác nhau, không có công thức chung nào cả. Ví dụ, với  các thuốc là khoáng vật cần sắc trước để đảm bảo sự luyện và chắt lọc tinh chất. Nhưng ngược lại, thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô... nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong để tránh làm bay mất tinh dầu làm giảm hiệu quả của thang thuốc.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang