Đừng tưởng uống rượu vào là dễ ngủ, sự thật kinh khủng nhiều hơn bạn nghĩ

(lamchame.vn) - Hiện nay vẫn có nhiều người sử dụng rượu như một trợ thủ đắc lực để đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Và mặc dù điều này có hiệu quả trông thấy, nhưng bạn cần nên nhớ nó chỉ mang tính chất ngắn hạn. Việc lạm dụng bia rượu có thể tàn phá giấc ngủ khủng khiếp hơn bạn tưởng nhiều

Aristidis Iatridis, Chuyên gia về phổi cũng là Chuyên gia về giấc ngủ tại Piedmont cho biết: “Có một số bằng chứng cho thấy rượu thực sự làm gián đoạn sự giải phóng melatonin trong não của bạn”. Melatonin là loại hormone mà não giải phóng khi bạn muốn ngủ. Kết quả là những người uống rượu có xu hướng ngủ nhiều, nhưng lại ngủ không ngon. Họ cũng thức dậy trong trạng thái cơ thể mệt mỏi như chưa từng trải qua giấc ngủ nào.

Rượu và giấc ngủ

Vấn đề lớn nhất mà rượu gây ra là mất ngủ. Sau một vài giờ ngủ đầu, rượu có thể đánh thức bạn dậy và khiến bạn khó ngủ tiếp được. Rượu cũng có tác dụng tiêu cực đối với giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM chính là giai đoạn chất lượng nhất của toàn bộ giấc ngủ, thông thường chỉ xảy ra ở cuối giấc ngủ vào lúc 4 hoặc 5 giờ sáng. Khi cơ thể bắt đầu đi vào giai đoạn REM,  não bộ sẽ rơi vào trạng thái hoạt động thấp, cơ thể được nghỉ ngơi sâu, tiêu tốn năng lượng ở mức tối thiểu tương tự như giấc "ngủ đông" ở động vật .

Bác sĩ Iatridis nói: “Giấc ngủ REM là giấc ngủ sâu nhất, và là nơi não có những giấc mơ sống động nhất. Và rượu có thể làm giảm lượng giấc ngủ REM của bạn vào ban đêm”.

Uống rượu trước khi đi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ tắt thở khi đang ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn phổ biến thường gặp khi đường hô hấp có vấn đề hoặc bị tắc nghẽn trong khi ngủ say. Bác sĩ Iatridis giải thích thêm: “Đường hô hấp được cấu tạo bởi các cơ. Và bởi vì rượu là chất làm giãn cơ, nên nguy cơ bị tắt thở trong khi ngủ sẽ tăng cao”.

Julia Pietilä, một nhà nghiên cứu tại Khoa học Y sinh và Kỹ thuật tại Đại học Công nghệ Tampere ở Phần Lan, và các cộng sự đã kiểm tra dữ liệu về độ biến động nhịp tim (HRV) từ 4.098 nam và nữ trong độ tuổi 18 đến 65. Các nhà khoa học đã đo độ biến động nhịp tim của các tình nguyện viên trong 2 đêm: một nhóm có sử dụng chất cồn, và một nhóm thì không. Lượng rượu được chia thành các loại "thấp", "trung bình" và "cao" - được tính dựa trên trọng lượng cơ thể của người tham gia.

Nghiên cứu cho thấy rằng rượu làm giảm chất lượng phục hồi của giấc ngủ. Cụ thể, lượng rượu uống thấp làm giảm sự hồi phục sinh lý đến 9,3% so một giấc ngủ tiêu chuẩn. Tiêu thụ rượu vừa phải làm giảm chất lượng phục hồi trong giấc ngủ lên 24%, và lượng rượu uống cao làm giảm tới 39,2% chất lượng phục hồi của giấc ngủ.

Rượu làm giảm chất lượng giác ngủ, ảnh hưởng đến giấc ngủ REM và có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái tỉnh giấc giữa chừng và khó ngủ lại

Uống rượu ít nhất bao nhiêu giờ trước khi đi ngủ?

Điều quan trọng là ngưng dùng ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ để ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ, theo bác sĩ Iatridis. Ông cũng chia sẻ thêm: “Nếu trong trường hợp bất khả kháng, bạn phải uống rượu sát giờ ngủ, thì liều lượng khuyến cáo đối với nam giới là 2 ly tối đa, và nữ giới nên dừng lại ở một ly”.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang