Sắp cưới, thanh niên viết thiệp mời người bố bỏ đi hàng chục năm trước, câu nói của mẹ thực sự cao cả

Sinh ra đã không có bố, chàng trai cũng chẳng thiết tha việc có bố trong ngày trọng đại của đời mình.

Câu chuyện éo le của nam thanh niên xuất phát từ quá khứ không lành lặn của anh. Gia đình thiếu tình thương và sự dạy dỗ của người bố, chỉ có người mẹ là đứng mũi chịu sào, gồng gánh mọi thứ từ đối nội đến đối ngoại.

"Chuyện là anh em em từ nhỏ sống đã không có bố bên cạnh. Bọn em chỉ biết đến đằng ngoại chứ bên nhà nội không hiểu sao không ai ưa gia đình em, và họ còn đặc biệt ghét mẹ em trong khi hàng chục năm trời mẹ em nai lưng ra nuôi 3 anh em em ăn học, vất vả trăm bề, còn bố thì bỏ đi từ khi em trai em hẵng còn đỏ hỏn để cưới người khác.

Hàng mấy chục năm sống không bố nhiều khi nghĩ tủi, em là anh cả, tuổi dậy thì nổi loạn cũng chỉ vì muốn được để ý hơn nhưng sau rồi nghĩ lại thấy mẹ vất vả về mình quá, nghĩ mà hối hận.

Sau này khi anh em em lớn rồi thì bố em mới quay ra thăm hỏi, qua lại. Ông có cho tiền mấy anh em nhưng em không cầm thì bố em chuyển qua đưa cho 2 đứa em của em. 2 đứa quý bố vì được bố cho tiền, chứ em thì không quý nổi vì em hiểu những gì mẹ đã từng phải chịu đựng.

Bây giờ em cưới, mẹ em vẫn là người đứng ra lo toàn bộ. Em của em nó có gọi điện qua thông báo cho bố, bố em lại gọi cho em muốn là được cùng với mẹ em để đại diện bên đằng trai.

Mẹ để em tự quyết, còn nói vì là ngày vui của em nên mẹ sẵn sàng gạt bỏ chuyện cũ sang một bên nếu em muốn bố đứng đại diện cùng mẹ.

Sắp cưới, thanh niên viết thiệp mời người bố bỏ đi hàng chục năm trước, câu nói của mẹ thực sự cao cả - Ảnh 1.

Người bố đáng lẽ luôn có vị trí nghiễm nhiên và quan trọng trong đám cưới của con nhưng trong trường hợp này lại khác

Từ đầu là em định không mời, nhưng vì bố biết rồi nên em tính sẽ mời bố bằng thiệp như người ngoài.

Theo mọi người thế có ổn không?

Bao nhiêu năm là người dưng rồi chứ có phải mới đây đâu", anh chàng viết.

Một thanh niên từ nhỏ dường như đã không có bố, nỗi đau ám ảnh cho tới lúc lập gia đình mới. Chuyện anh phân vân cho bố vào danh sách khách mời cũng là điều dễ hiểu. Có lẽ anh chàng đang loay hoay tìm ra cách để giữ chữ nghĩa.

Đáng chú ý ở đây là hành xử ông bố. Bỏ đàn con đi khi chúng còn nheo nhóc rõ ràng là hành động thiếu trách nhiệm. Sau này, ông trở về qua lại và thỉnh thoảng cho tiền nhưng thực tế mà nói, bấy nhiêu có thấm vào đâu so với cả quãng đời trưởng thành của bọn trẻ bị thiếu vắng tình thương của bố. 

Sự chịu đựng và hy sinh của mẹ khiến cậu anh cả luôn tự đặt "tấm bình phong" giữa mối quan hệ 2 bố con. Ông bố đến đám cưới chỉ muốn có cái danh là bậc cha mẹ, chứ không định cùng người vợ cũ gánh vác chuyện tổ chức cho con. 

Dẫu vậy, người mẹ vẫn có suy nghĩ tích cực, không để những sai lầm của phụ huynh khiến con cái phải suy nghĩ quá nhiều. Không phải ai cũng có được sự vị tha như bà.

Dân mạng thương thay tình cảnh khó nghĩ của anh chàng. Nhiều ý kiến cho rằng nam thanh niên không cần thiết phải mời người bố bội bạc.

"Ngày vui của mình, nhìn thấy ông ấy có khi lại buồn. Sự tổn thương mà ông ấy gây ra cho gia đình bạn chỉ được bù đắp rẻ mạt thế thôi sao. Dù người đó là máu mủ của bạn nhưng thực tế thì ai cũng phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã chọn", một tài khoản cứng rắn.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng việc đến đám cưới của người bố không nên là điều mà chàng trai cần phải quá bận tâm.

"Ông ấy bội bạc là việc của ông ấy, mình tin là cuộc đời luôn có nhân quả. Việc của bạn là đối xử với người ta cho trọn nghĩa, sao cho bạn không thấy áy náy về sau và để mẹ bạn không khó xử, các em bạn nhìn vào đó để học tập", một dân mạng viết.

 

Theo soha.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang