Sống chung với mẹ chồng có những đặc điểm này hôn nhân dễ tan vỡ

(lamchame.vn) - Tình thương của những người mẹ chồng mù quáng như vậy đã vô tình biến con trai trở thành một đứa trẻ to xác, chỉ biết phụ thuộc vào mẹ.

Hai lần hôn nhân tan vỡ chỉ vì xích mích với nhà chồng và bài học dành cho  phụ nữ:

01

Tình cảm mẹ chồng - nàng dâu tốt đẹp giống như mùa màng đang hạn hán gặp trời mưa, xoa dịu cuộc hôn nhân của con. Còn nếu mối quan hệ này có vấn đề thì chẳng khác nào bão tố, huỷ diệt cả gia đình.

Trong thực tế, có một kiểu mẹ chồng phổ biến thế này. Tính tình của bà rất tốt, không có mong muốn kiểm soát con dâu, không ra lệnh và cũng có vẻ muốn làm tổn thương hay công kích con dâu. Nhưng trong suy nghĩ của bà, con trai sẽ luôn là số 1, là báu vật quý giá. Con dâu có thể yêu con trai bà nhưng tuyệt đối không để chồng phải làm việc gì nặng nhọc, càng không phải chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì.

Tình yêu thương của mẹ chồng, nếu thể hiện ở việc không buông tay con trai, can thiệp một cách áp đặt vào hôn nhân của con trai thì dù có yêu thương đến đâu cũng không giúp ích gì cho cuộc sống của con.

Chuyện này giống như một con đại bàng huấn luyện con mình. Khi đại bàng con đến một giai đoạn nhất định, nó sẽ đẩy con ra khỏi vách đá để con tự tập bay bằng đôi cánh của mình, từng bước trở thành đại bàng trưởng thành. Nhưng nếu đại bàng mẹ luôn giữ con ở dưới đôi cánh của mình thì con sẽ mãi là một đứa trẻ không chịu lớn. Mẹ và con trai cũng vậy, nếu mẹ quá bao bọc, con trai sẽ không thể gánh vác trách nhiệm của một người chồng trong gia đình và không có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Hai lần hôn nhân tan vỡ chỉ vì xích mích với nhà chồng và bài học dành cho  phụ nữ:

02

Một cuộc hôn nhân có vững vàng hay không không chỉ dựa vào hai vợ chồng mà còn phụ thuộc vào mức độ tham gia và can thiệp của những người xung quanh như mẹ chồng. Mẹ chồng quá bao bọc con trai, đi đâu làm gì cũng nghĩ đến con thực chất là cản trở sự phát triển bền vững của hôn nhân.

Khi Trương Ngọc kết hôn, cô không muốn sống chung với mẹ chồng. Nhưng bố chồng cô qua đời sớm và yêu cầu duy nhất của chồng cô - Trịnh Cương là sống với mẹ chồng.

Sống chung với mẹ chồng có những đặc điểm này hôn nhân dễ tan vỡ - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Sau một thời gian tìm hiểu, cô thấy mẹ chồng rất tốt bụng, không có thói quen khó chịu nào lại hiền lành, dịu dàng không giống với những bà mẹ chồng khó tính trên phim nên đã chấp nhận đề nghị của chồng. Tuy nhiên không lâu sau đó, cuộc hôn nhân của đôi trẻ vẫn gặp trục trặc, nguyên nhân chính là vì mẹ chồng.

Lần đó Ngọc đến tháng bất ngờ, nhà hết băng vệ sinh nên nhờ chồng đi mua. Cương chưa kịp trả lời thì mẹ chồng đã nói: “Để mẹ đi cho. Nó là đàn ông hơn nữa cũng không biết loại nào với loại nào lại không chọn trúng ý con”. Lúc đó nàng dâu không quá chú ý vấn đề nhỏ nhặt này, còn nghĩ rằng thật may mắn khi ở cùng mẹ chồng chu đáo.

Nhưng chính sự chu đáo đó đã tạo nên mọi tính xấu của chồng cô.

Trương Ngọc đi làm về muộn nên mẹ chồng thường nấu cơm. Trong khi cô rửa bát thì bà thu dọn bàn ăn và nhà cửa còn Trịnh Cương nằm dài trên sô pha xem tivi. Bất kể khi cô nhờ chồng làm gì, mẹ chồng luôn nói: “Để mẹ. Đàn ông lớn xác như nó không biết gì đâu”.

Đôi lúc Trương Ngọc cũng bực mình, cô nói thẳng với mẹ chồng: “Làm gì có ai sinh ra là đã biết mọi thứ đâu mẹ. Anh ấy đã lập gia đình rồi, cần nhiều việc phải tự làm. Lần đầu tiên có thể không biết nhưng từ từ thì sẽ đâu vào đấy thôi”. Nhưng mẹ chồng lại bảo: “Nó đi làm cả ngày mệt lắm, để mẹ làm giúp một chút thì có sao đâu. Dù gì cũng có người làm rồi, con so đo làm gì”.

Trương Ngọc cảm thấy mẹ chồng rất tốt nhưng bà quá chiều con trai, thích can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của con. Bà không để con làm bất cứ việc gì trong nhà, sẵn sàng làm mọi việc thay con và việc này vô tình ngăn cản sự kết nối giữa vợ chồng.

Để mẹ đẻ giữ lương, chồng nhắn tin “xin” 2 triệu đồng để bao bạn bè đi ăn,  người vợ thong thả

03

Sự cưng chiều của bố mẹ không bao giờ giúp một người đàn ông có tinh thần trách nhiệm mà chỉ thêm ỷ lại. Chỉ khi nào anh ta phải đối mặt với khó khăn và giải quyết vấn đề thì mới có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Không lâu sau khi cưới, vợ chồng Trương Ngọc có em bé nhưng Trịnh Cương chẳng mấy tha thiết với vợ con. Khi con khóc, Trương Ngọc nói với chồng: “Anh dỗ con đi, con đang khóc kìa” thì anh sẽ gọi mẹ: “Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Cháu đang khóc nhè này!”. Mẹ chồng Ngọc bị đau lưng, cúi xuống một lúc sẽ rất đau, bế cháu còn đau hơn nhưng vẫn cố chịu đựng, tập tễnh đến dỗ cháu.

Một lần con sốt cao, Trương Ngọc đánh thức chồng dậy để anh đưa vợ con đến bệnh viện. Ai ngờ Cương nói: “Em sang gọi mẹ đi, anh buồn ngủ quá…” rồi quay lưng ngủ tiếp. Thấy mẹ chồng đã chăm cháu vất vả nên cô lẳng lặng bắt taxi bế con đi bệnh viện. Không có vấn đề gì nghiêm trọng nên con cô được xuất viện ngay sáng hôm sau. Và người đến đón là mẹ chồng dù trước đó Ngọc đã nhắn tin bảo chồng đến.

Mẹ chồng - nàng dâu khó hòa hợp đôi khi không phải do không chịu được tính xấu của nhau mà vì có nhiều sự khác biệt không thể thích ứng khi ở chung. Không chịu đựng được nữa, Trương Ngọc nói với mẹ chồng: “Con không thể sống tiếp như thế này được, con muốn ly hôn với con trai mẹ. Mẹ ạ, người sống với con cả đời là anh ấy chứ không phải mẹ, dù mẹ có tốt thế nào đi chăng nữa cũng không thể thay thế anh ấy”.

Mẹ chồng nghe xong chỉ biết cúi đầu. Bà biết con trai quá vô tâm và cũng hiểu do mình quá cưng chiều con nên mới thành ra như vậy.

Trương Ngọc đề nghị mẹ cho 2 vợ chồng ra ở riêng. Ban đầu mẹ chồng không đồng ý nhưng nghe con dâu nói chuyện ly hôn, bà đành chấp thuận. Không nằm ngoài dự đoán, khi không có mẹ làm chỗ dựa, Trịnh Cương cũng dần dần trở nên trưởng thành hơn, biết làm nhiều việc nhà và chịu khó giúp vợ chăm con hơn.

Sống chung với mẹ chồng có những đặc điểm này hôn nhân dễ tan vỡ - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

04

Có một người mẹ chồng quá bao bọc con trai, nhiều nàng dâu ban đầu còn cảm thấy đó là điều vô cùng may mắn. Nhưng chỉ một thời gian sau bạn sẽ nhận thấy mối quan tâm cốt lõi của mẹ chồng là con trai với mong muốn bảo vệ và sở hữu rất mạnh mẽ. Con trai là “vùng cấm” của bà, con dâu không được phép động đến.

Dần dần, con dâu cảm thấy vị trí trong gia đình bị mẹ chồng chiếm mất, chồng cũng không phải là người đàn ông của mình. Cuối cùng cô trở thành người ngoài cuộc trong ngôi nhà và trong chính cuộc hôn nhân của mình.

Trong hôn nhân, mỗi người đều có vị trí của mình và nhất định phải có ranh giới rõ ràng. Ranh giới giữa các cá nhân mờ nhạt là trạng thái nguy hiểm của hôn nhân.

Nếu mẹ chồng quá quan tâm con trai, ý thức bảo vệ con trai mạnh mẽ thì sẽ tìm mọi cách, kể cả gượng ép để can thiệp vào hôn nhân của con. Điều này sẽ khiến con trai ngày càng phụ thuộc vào mẹ, không biết mình phải đóng vai trò gì hay có trách nhiệm gì trong hôn nhân.

Với con cái, có những con đường cần bạn phải tự mình đi, không ai có thể thay thế được. Có những trách nhiệm cần bạn phải tự mình gánh vác, chẳng hạn như làm thế nào để trở thành một người chồng - người cha tốt. Chỉ khi nào hôn nhân không bị can thiệp, người đàn ông không phụ thuộc vào bất kỳ ai thì mới có thể trưởng thành.

Với những người mẹ thương con trai, đừng quá chiều chuộng con mình, hãy để cuộc hôn nhân của con diễn ra bình thường. Bởi lẽ kết hôn là mối quan hệ độc lập của con cái, không thuộc về bố mẹ. Nếu thực sự yêu thương con, bố mẹ nên cho con một không gian sống tự lập, để con học cách chịu trách nhiệm, tìm cách hòa hợp với người bạn đời và cùng nhau gìn giữ hạnh phúc. Không can thiệp vào hôn nhân của con, đó mới là cách giúp đỡ tốt nhất cho con.

Nguồn: Toutiao

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang