Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nặng có thể gây tử vong do trụy tim mạnh hoặc do bị xuất huyết ồ ạt… Cha mẹ cần hiểu rõ để giúp con phòng ngừa cũng như điều trị đúng cách căn bệnh đáng sợ này.
Những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.
- Xuất huyết dưới da, làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
- Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
- Ở phụ nữ, xuất huyết thường biểu hiện rong kinh. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Nhức đầu nặng: là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến sốt xuất huyết. Nó thường dẫn đến xuất huyết não và tử vong.
Đau khớp: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường than phiền đau cơ bắp và khớp nặng. Các bác sĩ thường kê toa thuốc chủ yếu là paracetamol để hỗ trợ giảm đau.
Chảy máu (xuất huyết): là một biến chứng nguy hiểm, người bệnh bị xuất huyết sẽ nhanh chóng tử vong.
Tiểu cầu thấp: do nhiễm trùng làm giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Huyết áp thấp: Biến chứng này làm suy yếu cơ thể, bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn trong ngồi, đứng và đi bộ đúng cách.
Những thông tin không phải ai cũng biết về căn bệnh sốt xuất huyết:
- Người bệnh sốt xuất huyết có thể được coi là ổ chứa virus chính. Người bệnh bị muỗi Aedes đốt khi đó muỗi sẽ mang virus Dengue truyền cho người lành. Muỗi Aedes đốt (cắn, hút máu) vào ban ngày và thường thời gian đốt nhiều nhất là lúc chiều tối và sáng sớm.
- Có đến 4 type virus sốt xuất huyết
- Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng virus còn lại. Vì vậy, bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại và thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước.
- Ngày thứ 4 là thời điểm nguy hiểm nhất
- Thường người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt... trong 3 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất mà từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi), khi bệnh nhân không còn sốt cao lại là giai đoạn có thể gặp biến chứng nặng. Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).
- Người bệnh cần được điều trị tích cực và hỗ trợ truyền máu, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng như sốc, trụy mạch, xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết não… gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Tuyệt đối không uống Aspirin và Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết. Nguyên nhân là bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu. Ở thể nhẹ sẽ bị xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen. Trong khi đó, thuốc aspirin và Ibuprofen cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.