Black Friday được xem là ngày mà nhiều nhãn hàng áp dụng chương trình sale và sale mạnh nhất. Đây cũng chính là dịp mà các chị em mong chờ, dành dụm cả năm để “tiêu trong một giờ”. Nhiều người nghĩ mua được hàng sale trong dịp này chính là “món hời” lớn nhất. Nhưng thực chất, có nhiều sự thật bất ngờ ẩn chứng đằng sau những chương trình sale “ngập mặt” mà các nhãn hàng đang chào mời bạn.
Thực chất là “xả” hàng tồn kho
Có lẽ bạn chưa biết, nhưng Black Friday thực chất là dịp tổng xả kho trong năm của các nhãn hàng. Sản phẩm tồn kho sẽ được gắn mác “hàng mới giảm giá” và được đẩy đi trong tích tắc. Nhiều người tiêu dùng không thân thiết sẽ gần như không phân biệt được đâu là mẫu mã mới, và đâu là hàng tồn kho trong thời gian dài. Các “thượng đế” này sẽ bị cú đánh lừa tâm lý, chỉ nhìn vào cái lợi giảm giá sốc mà nhắm mắt mua về khi chưa kiểm tra kỹ mẫu mã, kiểu dáng. Kết quả là, bạn mua về một món hàng tồn kho đã lâu với cái giá bạn tự cho là “hời”, nhưng sau đó lại không sử dụng được là nhiều.
Người mua hàng nằm la liệt giữ chỗ qua đêm trong dịp giảm giá "khủng" nhất năm - Black Friday |
Giá không-hề-sale
Một điều đau đầu và sốc hơn nữa, chính là ngay cả khi bạn mua phải “hàng tồn kho” cũ rích, thì cái giá phải trả lại không hề “hời” chút nào. Thậm chí, giá mà người ta cho là sale, thực chất chính là giá bán gốc của những năm về trước.
Hoặc nếu như sản phẩm bạn mua thực sự là hàng mới toanh, thì cũng đừng nên mừng vội. Theo một nghiên cứu từ NerdWallet, 93% các cửa hàng cung cấp cho khách hàng ít nhất một sản phẩm sale trong ngày Black Friday 2013 với mức giá được bán ra trong năm 2014. Dễ hiểu hơn, chẳng hạn Black Friday sắp tới đây, bạn mua một chiếc đồng hồ mẫu mã mới toanh, nằm trong bộ sưu tập mới ra mắt với giá đã sale là 90 đô (giá gốc chưa sale là 150 đô, sale 40%). Bạn cực kỳ phấn khích vì ngỡ rằng mình đã mua được mẫu mới, lại với giá rất hời. Tuy nhiên, mùa xuân năm sau chiếc đồng hồ này lại được bán với giá 90 đô!
Giảm giá có giới hạn
Nếu bạn nghe một nhãn hàng nào đó tung “chiêu” sale toàn hệ thống, sale luôn cả mẫu mã mới, mà sale đến tận 70%; thì rất có khả năng bạn đang trúng “bẫy” giảm giá có giới hạn rồi.
Giảm giá có giới hạn nghĩa là nhà cung cấp chỉ chọn ra một số lượng hàng nhất định để đưa vào chương trình sale. Bất cứ khi nào số lượng đó hết thì chương trình sale cũng chấm dứt. Những chương trình sale “khốc liệt” như thế này thường được các nhà cung cấp áp dụng cho các sản phẩm “hot”, sản phẩm cao cấp và thường sẽ giảm giá rất “khủng”. Tuy nhiên, khách hàng nào nhanh tay mua được hàng sale này cũng thuộc dạng may mắn “lạ”.
Chị Trang (Nhân viên Bất động sản, TPHCM) chia sẻ: “Mình thường canh dịp Black Friday hằng năm để mua các mặt hàng cao cấp như túi xách hiệu, nước hoa hiệu,… mà với giá chưa sale ngày thường mình không dám mạnh tay chi. Tuy nhiên để mua được những mặt hàng này phải nói thật là cũng khó tương đương với “hái sao trên trời” (Cười). Nhiều lúc mình canh tới đúng từng giây để vào đặt hàng, nhưng vừa đăng nhập xong là đã thấy tình trạng “đã hết hàng” ngay lập tức. Cũng có lúc thắc mắc liệu có thật sự có ai mua được không vậy? Hay chỉ là chiêu hút khách của nhà sản xuất thôi?”
Những chương trình sale có giới hạn này thường tạo nên sự bon chen, xô lấn để tranh giành được món hàng. Nhiều cửa hàng còn có tình trạng chưa mở của thì đã thấy cả hàng khách xếp dài “chầu chực” sẵn.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.